Tiểu thuyết Those Who Wish Me Dead (tựa Việt: Kẻ Nguyền Ta Chết) đánh dấu thành công tiếp nối từ cây bút tài năng Michael Koryta. Khai thác cuộc trốn chạy nghẹt thở của một cậu bé và nữ lính cứu hỏa dù dưới họng súng truy sát của nhóm sát thủ, cuốn sách trở thành tâm điểm chú ý của cộng đồng yêu sách suốt nhiều năm kể từ ngày nó được ra mắt. Bộ phim chuyển thể cùng tên với sự tham gia của minh tinh Angelina Jolie hứa hẹn sẽ đem đến câu chuyện kịch tính và cảm động về hành trình sinh tồn. Nhân dịp tác phẩm ra mắt, cùng điểm lại những phim chuyển thể từ tiểu thuyết giật gân đáng nhớ.
Bạn đang đọc: Những tiểu thuyết kỳ bí – giật gân thành công rực rỡ trên màn ảnh
Gone Girl
Đạo diễn David Fincher đã có công đưa Gone Girl (tựa Việt: Cô Gái Mất Tích) của Gillian Flynn lên màn ảnh rộng với tuyệt tác năm 2014 cùng sự tham gia của Ben Affleck và Rosamund Pike. Tuy nhiên, ngay cả trước khi bộ phim ra mắt, nhiều độc giả đã bị ám ảnh bởi nguyên tác tiểu thuyết có phần kỳ quặc nhưng cũng vô cùng lôi cuốn. Cuốn sách dày công xây dựng cuộc sống trong mơ giữa cặp vợ chồng Amy và Nick Dunne. Khi Amy mất tích, vỏ bọc màu hồng sụp đổ, sự thật đáng sợ về cuộc hôn nhân của cả hai dần phơi bày. Anh chồng Nick loay hoay chứng minh sự vô tội của mình, trong khi mọi con mắt đổ dồn anh như nghi phạm duy nhất.
Phim đã xuất sắc khắc họa được không khí u ám của một mối quan hệ độc hại với sự chi phối hoàn toàn từ một phía. Diễn xuất lạnh người của Rosamund Pike làm Gone Girl không chỉ xuất sắc trên trang giấy mà còn trở nên sống động vô cùng trên màn ảnh.
The Silence of the Lambs
Bộ phim The Silence Of The Lambs (tựa Việt: Sự Im Lặng Của Bầy Cừu) đã trở thành biểu tượng của thể loại kinh dị, là minh chứng cho ngòi bút xuất sắc của nhà văn Thomas Harris – “cha đẻ” tiểu thuyết gốc. Theo chân thực tập sinh FBI Clarice Starling đi sâu khám phá suy nghĩ của Hannibal Lecter, cuốn sách mở ra những hình thái vặn vẹo trong nhân cách một kẻ giết người. Thành công của bộ phim chính là đem tinh thần đó truyền tải lên màn ảnh một phần quan trọng nhờ diễn xuất tài tình của ngài Anthony Hopkins.
No Country For Old Men (Không Chốn Dung Thân)
Trước khi No Country For Old Men (tựa Việt: Không Chốn Dung Thân)của hai đạo diễn Ethan Coen và Joel Coen nhận được đề cử Oscar năm 2007, bản thân nguyên tác của Cormac McCarthy đã là một tác phẩm xuất chúng. Lấy bối cảnh biên giới Mexico – Texas vô pháp vô thiên, diễn biến trong cuốn sách xoay quanh quyết định của gã về việc giữ lấy số tiền lớn mà anh ta phát hiện ra trong xe tải của một người chết. Lựa chọn này đã đưa anh ta lọt vào tầm ngắm của một sát thủ điên cuồng và một cảnh sát trưởng già nua ngày càng mất niềm tin vào thế giới.
Bạo lực, tàn nhẫn và nghẹt thở là những gì có thể được mô tả cả cuốn sách lẫn bản chuyển thể của anh em nhà Coen. Cho đến tận giờ, nụ cười vô nhân tính của Anton Chigurh do Javier Bardem thủ vai vẫn khiến khán giả lạnh người khi nghĩ lại.
Misery
Sách của Stephen King có xu hướng kinh dị hơn là ly kỳ, nhưng Misery là bằng chứng cho thấy cây bút này có thể khơi dậy bầu không khí căng thẳng bằng những hình ảnh ma quái. Bộ phim chuyển thể năm 1990 đã đem về cho Kathy Bates một giải Oscar. Trong phim, Bates vào vai Annie Wilkes – một phụ nữ ám ảnh với “idol” nhà văn đến mức làm những việc khủng khiếp đối với anh ta. Nói về độ bứt rứt thì có lẽ cả sách lẫn phim đều gây “khó ở” như nhau bởi cả độc giả lẫn khán giả đều không thể tưởng tượng ra điều gì sẽ xảy đến tiếp theo. Chỉ có một điều chắc chắn, chẳng có gì tốt đẹp khi Wilkes lên cơn ám ảnh.
Tìm hiểu thêm: Sát Thủ Bóng Đêm (Assassin’s Creed): nội dung bình thường, diễn viên đẹp
Nocturnal Animals
Nocturnal Animals (tựa Việt: Kẻ Săn Đêm) kể câu chuyện về Susan Morrow, một phụ nữ ly hôn đang bắt đầu một chương mới cuộc đời ở vùng ngoại ô với người mới. Tuy nhiên một thời gian sau, anh chồng cũ xuất hiện, đề nghị Susan đọc bản thảo mới nhất của anh ta. Susan trở nên say mê với nhân vật chính và bắt đầu thấy những điểm tương đồng giữa cốt truyện và mối quan hệ cũ của cô. Cuối cùng, cô phải đối đầu với bóng tối của quá khứ trước khi nó xâm nhập quá sâu vào cuộc sống mới.
Được mệnh danh là phim kinh dị tâm lý tân cổ điển, bộ phim chuyển thể năm 2016 có sự tham gia của Amy Adams và Jake Gyllenhaal trong vai các nhân vật chính. Phim có sự bí ẩn ly kỳ của nguyên tác, trong khi có sự định hướng thẩm mỹ từ đạo diễn kiêm tượng đài thời trang Tom Ford.
Those Who Wish Me Dead
Nguyên tác Those Who Wish Me Dead của Michael Koryta được tờ Kirkus Review đánh giá là “được dàn dựng một cách xuất sắc” thể hiện sự hiểu biết sâu sắc của tác giả về cấu trúc một tiểu thuyết giật gân. Thêm vào đó, sự chú ý đến tiểu tiết khiến các tình tiết hiện lên vô cùng sống động trước mắt độc giả. Không có gì đáng sợ bằng một bức tường lửa cao 9m như địa ngục đang chực chờ nuốt chửng bất cứ ai. Đó chính là một trong những cơn ác mộng mà các nhân vật phải trải qua giữa vùng rừng núi Montana hoang vu.
>>>>>Xem thêm: Review phim Nhiệm Vụ Bất Khả Thi: Sụp Đổ – Xem là mê, coi là phê
Phiên bản chuyển thể điện ảnh Those Who Wish Me Dead (tựa Việt: Kẻ Nguyền Ta Chết) lần này sẽ tập trung vào của Hannah Faber, một cựu lính cứu hỏa nhảy dù (smokejumper) dạn dày kinh nghiệm trong nhiệm vụ bảo vệ một cậu bé trước âm mưu diệt khẩu. Đảm trách vai Hannah là người đẹp Angelina Jolie, hứa hẹn sẽ tỏa sáng trong các phân cảnh hành động nghẹt thở. Hannah sẽ đối mặt với thử thách khác bên cạnh những sát thủ vũ trang tận răng: đó chính là cháy rừng và nỗi ám ảnh trong quá khứ. Bộ phim hứa hẹn sẽ biến những câu từ đặc tả của Koryta trở thành một “đấu trường” thực sự trên màn ảnh rộng.
THOSE WHO WISH ME DEAD (tựa Việt: KẺ NGUYỀN TA CHẾT) dự kiến khởi chiếu từ ngày 06.2021 trên toàn quốc với định dạng 2D.