Mỗi bộ phim đều có khả năng gây bất ngờ cho khán giả bởi những chuyện hậu trường ít người biết đến. Với phim kinh dị Khách Sạn Ma (Haunted Hotel), liệu có bao nhiêu yếu tố khó tin nhưng có thật, bao nhiêu thành công nhờ sự am hiểu thị trường của ekip sản xuất?
Khách Sạn Ma có hai phiên bản phim
Đầu tiên, phải bật mí ngay rằng Khách Sạn Ma có hai phiên bản phim, phù hợp với thị hiếu và văn hóa khác biệt trong cộng đồng các nước châu Á. Đây là chủ đích của đạo diễn và nhà sản xuất từ trước khi bấm máy, bởi họ nhận ra những quốc gia như Việt Nam hay Trung Quốc thường không ưa chuộng các yếu tố siêu nhiên, đồng thời việc kiểm duyệt cũng sẽ khó hơn nếu bộ phim có quá nhiều tình tiết liên quan tới giáo phái và đời sống tâm linh,… Trong khi đó, Thái Lan, Đài Loan hay Hồng Kong lại mong muốn được xem các tình tiết kinh dị “đậm đặc” hơn, mới lạ hơn.
Bạn đang đọc: Sự thật về ma nữ không đầu trong phim “Khách Sạn Ma”
Hiểu được điều này, đạo diễn Ryon Lee đã chuẩn bị hai cái kết khác nhau, điều chỉnh kịch bản để hai câu chuyện đều hấp dẫn ngang nhau. Sự tính toán này đem lại hiệu quả rất lớn khi Khách Sạn Ma đã được duyệt ra rạp tại Việt Nam với nhãn C16, thay vì C18 như phần lớn các phim kinh dị khác.
Khách Sạn Ma còn có tên gọi khác là Con Đường Ma Ám 2
Con Đường Ma Ám (Haunted Road) là phim kinh dị Trung Quốc ra mắt năm 2014, với câu chuyện về một nhóm bạn liên tục gặp rắc rối trên con đường cao tốc sau khi trông thấy một tai nạn xe hơi. Ban đầu, đạo diễn Ryon Lee lấy tên phim là Con Đường Ma Ám 2 bởi khởi đầu vận đen của các nhân vật cũng từ con đường cao tốc vắng vẻ. Thêm nữa, tên gọi này có thể khiến phim được chú ý hơn tại Trung Quốc, dù hai tác phẩm có nội dung hoàn toàn độc lập. Mãi tới gần ngày công chiếu, ekip quyết định đổi tên thành Khách Sạn Ma bởi “ngôi sao” của câu chuyện là tòa nhà Amber Court cùng căn phòng 1174 định mệnh.
Tuy nhiên, đường cao tốc “ma ám” nổi tiếng tên Karak cũng được đưa lên phim. Đây là con đường ngoằn ngoèo bao quanh núi, với nhiều tai nạn xảy ra cùng vô số truyện ly kỳ được những người “sống sót” trở về kể lại.
Khách Sạn Ma Amber Court nổi tiếng với hồn ma nữ mất đầu
Bộ phim được quay tại tòa nhà Amber Court – một trong những địa điểm rùng rợn nhất châu Á, hiện vẫn đang hoạt động như một khu nhà nghỉ dành cho khách du lịch và một số công nhân làm việc quanh cao nguyên Genting. Sở dĩ công trình này bị coi là “ma ám” bởi nhiều cái chết bí ẩn xảy ra tại đây, từ những vụ tự sát cho tới giết người không tìm được dấu vết. Một trong những lời đồn nổi tiếng nhất là có một “hồn ma nữ không đầu” thường gào thét quanh khách sạn để tìm cho được đầu mình… Hình tượng này cũng xuất hiện trong bộ phim.
Trái ngược với cảm giác hoang mang của mọi người, đạo diễn Ryon Lee lại tự tin rằng đây chính là một yếu tố giúp quảng bá cho du lịch Malaysia. Thay vì tập trung vào các danh lam thắng cảnh, Ryon Lee chia sẻ rằng việc khơi gợi cảm giác tò mò, rùng mình sẽ gây ấn tượng mạnh hơn cho khán giả. Anh học hỏi điều này từ phim kinh dị “Nhà số 81 Kinh Thành” của điện ảnh Trung Quốc.
Aom Sushar – sự lựa chọn thông minh cho vai nữ chính
Ngôi sao Thái Lan Aom Sushar được chọn vào vai nữ chính trong Khách Sạn Ma bởi danh tiếng của cô tại châu Á. Cô được ví như “Song Hye Kyo” của Thái Lan nhờ vai diễn trong phim truyền hình “Ngôi Nhà Hạnh Phúc” và “Trái Tim Mùa Thu” phiên bản Thái. Nhưng bộ phim đem danh tiếng của Aom Sushar lan khắp châu Á là phim điện ảnh “Yes or No”, xoay quanh một cặp đôi đồng tính nữ.
Thực tế, Aom Sushar là người lai Thái – Trung, cô có khả năng đọc hiểu tiếng Trung ở mức cơ bản, thích hợp với một phim thoại hoàn toàn bằng tiếng Trung như Khách Sạn Ma. Tuy vậy, nữ diễn viên vẫn gặp nhiều trở ngại về ngôn ngữ. Nhân vật của cô lại thường phải thể hiện nhiều cảm xúc, thậm chí là “hành động” khi thoại.
Nghệ danh của Aom Sushar tại Trung Quốc là Li Haina. Ngoài hoạt động nghệ thuật, cô còn có một chuỗi cửa hàng thời trang mang tên “Sugar Concept” tại đất nước tỷ dân này.
Với Khách Sạn Ma, ekip làm phim đã chứng minh được “ngón nghề” qua việc chinh phục khán giả của nhiều quốc gia. Bởi tính phù hợp và thị hiếu cả về văn hoá, lẫn yếu tố kinh dị thương mại cho phim.
KHÁCH SẠN MA dự kiến khởi chiếu tại Việt Nam từ 17/11/2017.
Khen Phim dự kiến có review phim này vào tối ngày 13/11/2017. Lần này phía nhà phát hành làm thư mời cũng rất là có tâm.
Tìm hiểu thêm: Review phim Gấu Đỏ Biến Hình: Trưởng thành là thế sao?
>>>>>Xem thêm: Review phim Train to Busan – Chuyến tàu sinh tử