Cô Gái Đan Mạch – hành trình đầy chông gai để được là chính mình – The Danish Girl

Bạn đang đọc: Cô Gái Đan Mạch – hành trình đầy chông gai để được là chính mình – The Danish Girl

Nội dung – 7

Diễn viên và diễn xuất – 8

Âm thanh, hình ảnh, kỹ xảo – 7

7.3


User Rating:

Be the first one !



Cô Gái Đan Mạch (tên gốc The Danish Girl) được phát hành sớm vào cuối năm 2015 tại một số quốc gia như Ý, Canada, Mỹ,… Tuy nhiên, khán giả Việt Nam phải đợi tới 15/1/2016 mới được thưởng thức The Danish Girl. Và thật may mắn, CGV Việt Nam đã có 2 buổi chiếu sớm phim này và ngày 13 và 14/1 để phục vụ khán giả hâm mộ. Dù sao thì Việt Nam chúng ta cũng còn được xem sớm, trong khi tới 13/3/2016 thì Nhật Bản mới công chiếu bộ phim trên.

Cô Gái Đan Mạch – hành trình đầy chông gai để được là chính mình – The Danish Girl

Khá nhiều khán giả tỏ ra thích thú và chụp ảnh với “Cô Gái Đan Mạch”

The Danish Girl kể về câu chuyện của cặp vợ chồng họa sĩ với cô vợ xinh đẹp là Gerda Wegener và người chồng Einar Wegener. Vợ chồng Einar cưới nhau khá lâu nhưng vẫn chưa thể sinh con mặc dù họ vẫn “sinh hoạt” khá đều đặn. Rồi một hôm nọ, trong lúc Gerda nhờ chồng mình ướm chiếc váy, mang đôi hài của nữ để cô vẽ một bức tranh thì Einar đã nhận ra điều gì đó khác thường trong anh trong khi anh hóa thân thành một nhân vật nữ ảo tên là Lili. Ngày qua ngày, Lili dần lớn lên bên trong Einar, và đỉnh điểm là việc Lili đã hôn một người đồng tính nam tại một buổi tiệc đêm. Gerda phát hiện ra điều đó và lúc này Einar mới dần dần thừa nhận rằng sâu thẳm trong anh, anh muốn được là Lili – một cô gái xinh đẹp mà ban đầu họ chỉ tưởng tượng ra mà thôi. Và rồi, Einar (Lili) quyết định thực hiện hai cuộc phẫu thuật để chuyển giới. Vào thời điểm những năm 1926 của phim, đó là một câu chuyện điên rồ và thậm chí có bác sĩ đã cho rằng Einar bị tâm thần phân liệt.

Tìm hiểu thêm: Review phim Cậu Bé Ma II (Brahms: The Boy II): “Ám ảnh”, “đen tối”, “hợp lý”

Cô Gái Đan Mạch – hành trình đầy chông gai để được là chính mình – The Danish Girl
Gerda đau khổ khi biết chồng mình muốn chuyển giới.

Gerda và Einar (lần lượt do Alicia Vikander và Eddie Redmayne vào vai) đã diễn khá tròn vai. Họ biết cách đưa khán giả từ những giây phút hạnh phúc, đến những thời khắc cảm động, để rồi sau đó thả hồn theo bộ phim lúc nào không hay. Vai diễn của Eddie Redmayne (Einar/Lili) khá khó khi anh phải diễn đạt của xúc của hai nhân vật hoàn toàn khác nhau. Còn vai của Alicia Vikander (vào vai Gerda Wegener) cũng khó không kém khi cô lúc thì phải đồng cảm với người phụ nữ bên trong chồng cô, có lúc thì lại níu kéo trong vô vọng để mong chồng cô quên đi việc chuyển giới. Nhưng rồi, cô cũng phải ủng hộ chồng mình, hóa thân thành một người chị để chăm sóc và giúp Lili vượt qua những cơn đau đớn về thể xác trong giai đoạn phẫu thuật. Cuối phim, Gerda dường như làm cho khán giả cảm thấy rằng chồng cô, đã hóa thân vào chiếc khăn choàng cổ và tự do tung bay giữa cuộc đời mặc dù ca phẫu thuật ấy đã khiến Lili vĩnh viễn không còn trên cõi đời này nữa.

Cô Gái Đan Mạch – hành trình đầy chông gai để được là chính mình – The Danish Girl

>>>>>Xem thêm: Review phim The Grinch – Khi Giáng sinh bị đánh cắp

Tạo hình nhân vật Lili trong phim The Danish Girl

Cảnh quay trong phim đa số tập trung tại nhà riêng của Einar. Màu sắc trong phim mang một nỗi buồn nhè nhẹ, đủ để làm khán giả có thể tiếp tục ngồi lại và cảm nhận bộ phim. Là một phim tâm lý, tình cảm nên tất nhiên là hầu như không có những cảnh phải dùng đến kỹ xảo, vì vậy tất cả đều khá chân thật. Tuy nhiên, có một vài cảnh quay mà lộ hết hoàn toàn phần ngực của người phụ nữ, cũng như một phần của bộ phận sinh dục nam, giờ thì Khen Phim đã hiểu vì sao nhân viên bán vé lại đóng dấu “Cấm trẻ em dưới 16 tuổi” lên trên vé. Âm thanh trong phim cũng góp phần lột tả được hết cảm xúc của nhân vật chính, khi thì giọng của Einar thều thào nhỏ nhẹ, khi thì quyết đoán, khi thì lại tràn đầy hi vọng, và cũng có lúc giọng nói ấy chất chứa một chút tình cảm với cô vợ Gerda.

Tóm lại, phim diễn tả trọn vẹn dòng cảm xúc của nhân vật chính một cách rất tự nhiên, trong sáng chứ không hề gượng gạo xíu nào cả. Dù vậy, phim có vẻ vẫn chưa lấy được nước mắt khán giả, vốn là thứ được khá nhiều nhà làm phim khai thác trong những phim cùng đề tài. Nội dung phim dành cho mọi đối tượng (kể cả người dị tính), không nhất thiết bạn phải là người chuyển giới, đồng tính, hay song tính (LGBT) thì mới xem phim được.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *