Đánh giá phim Mẹ Chồng: khi bi kịch gia đình được đẩy lên đỉnh điểm

Đánh giá phim Mẹ Chồng: khi bi kịch gia đình được đẩy lên đỉnh điểm

Mẹ Chồng không được nhà phát hành ưu ái dành ra các suất chiếu sớm (sneak show) nên đến đúng ngày công chiếu (1/12) thì phim mới chính thức ra mắt khán giả. Có lẽ vì nhà sản xuất muốn đưa bộ phim này lọt hẳn và lịch phim tháng 12, để nó nổi trội và thu hút khán giả hơn.

Đánh giá phim Mẹ Chồng: khi bi kịch gia đình được đẩy lên đỉnh điểm

Poster phim Mẹ Chồng

Nội dung phim

Lấy bối cảnh thời kỳ phong kiến, Mẹ Chồng khai thác đề tài muôn thuở là mối quan hệ giữa mẹ chồng – nàng dâu. Cho dù ở thời nay thì mọi chuyện đã khá hơn, nhưng ở thời phong kiến, khi con cái đều phải nghe theo cha mẹ trong chuyện cưới hỏi thì câu chuyện lại rất khác. Lại thêm chuyện cần có con trai, cháu đích tôn nối dõi tông đường, mà những chuyện này nếu bạn nào chăm xem phim truyền hình Việt Nam thì ắt hẳn cũng thấy họ khai thác rất nhiều rồi. Không chỉ là chuyện gia đình xưa, mà còn là chuyện tá điền bị địa chỉ thu tô thuế ở mức cao vô lý và dần như là không có quy định cụ thể nào cả. Bộ phim Mẹ Chồng xoáy sâu vào những câu chuyện đó, khi cô Ba Trân về nhà họ Huỳnh làm dâu, bị mẹ chồng áp đặt gia quy hà khắc thì cũng cố nhẫn nhịn, để rồi một ngày nọ, khi thời cơ đến, cô Ba Trân lên nắm quyền điều hành nhà họ Huỳnh và thực hiện hàng loạt âm mưu đen tối, ghê rợn.

Bạn đang đọc: Đánh giá phim Mẹ Chồng: khi bi kịch gia đình được đẩy lên đỉnh điểm

Cái hay của Mẹ Chồng mà đã làm cho những nội dung mà nào giờ khán giả chỉ quen xem trên màn ảnh nhỏ trở nên chuyên nghiệp hơn, cay độc hơn và hiển nhiên là kịch tính được đẩy lên cao khủng khiếp, hút cạn nước mắt của khán giả khi xem phim. Trước cơn bão thì trời có thể trong xanh, trong phim này cũng vậy, trước khi giông tố ở gia đình nổi lên thì mọi chuyện rất nhẹ nhàng, những lỗi lầm nhỏ cũng sẽ được bỏ qua, nhưng đó cũng chính là “những con gió nhỏ” góp phần tạo nên “cơn bão lớn” mà bạn cần lưu tâm ở cuối phim, nếu không sẽ khóc như mưa khi bước ra khỏi phòng chiếu đấy.

Diễn viên và diễn xuất

Phim Việt mà có nhiều thế hệ diễn viên tham gia diễn chung với nhau thì sẽ rất có thể xảy ra chuyện bị chênh khả năng diễn xuất. May thay, Mẹ Chồng dù có dàn diễn viên trải dài ở nhiều độ tuổi như: Thanh Hằng, Lan Khuê, Midu, Quốc Cường, Lâm Vinh Hải, Song Luân, Tiết Cương, Diễm My. Trong phim này, cô Diễm My diễn vai bà Hai Lịnh, một người tôn thờ truyền thống gia đình và khá khắc nghiệt với con cháu trong nhà. Dù đa số chỉ diễn xuất thông qua ánh mắt và nét mặt, nhưng vẫn ánh lên sự đau khổ và bực tức tột độ khi bị con dâu hành hạ, thiếu điều muốn giết chết bà để lấy được gia bảo.

Đánh giá phim Mẹ Chồng: khi bi kịch gia đình được đẩy lên đỉnh điểm

Thanh Hằng trong vai cô Ba Trân

Cô Ba Trân (Thanh Hằng vào vai) được nhà sản xuất “toan tính” trước về mặt trang phục, khi mà tất cả những bộ cánh của vai diễn này đều được làm tông màu tối, đính kèm hình con rắn lên, thể hiện những mưu mô đen tối cũng như âm mưu xảo quyệt. Bài hát ru con ở cuối phim, kết hợp với sự nhập tâm hoàn toàn vào nhân vật đã khiến khán giả vỡ òa trong nước mắt khi xem Thanh Hằng diễn. Midu là diễn viên nữ trẻ nhất trong Mẹ Chồng, dù vậy, khả năng khóc lóc, van xin khi bị mẹ chồng xử phạt cũng đủ để chứng minh cho khán giả thấy thực lực của nữ diễn viên trẻ này. Hiển nhiên là Mẹ Chồng còn nhiều vai diễn khác, và Khen Phim xin khẳng định là tất cả họ đều diễn đồng đều nhau, mang lại cảm xúc dâng trào, góp phần đẩy nhịp phim lên mức cao hơn, làm cho tất cả mọi thứ dường như vỡ tung ra, thấm đẫm trong nước mắt, sự đau khổ và mất mát.

Tìm hiểu thêm: Review phim Đặc Vụ Xuyên Quốc Gia: Vừa hài, vừa gay cấn lại còn “ngon”

Đánh giá phim Mẹ Chồng: khi bi kịch gia đình được đẩy lên đỉnh điểm
Trong phim Mẹ Chồng, cô Diễm My đa số chỉ diễn xuất bằng ánh mắt

Âm thanh, hình ảnh và kỹ xảo

Không những gây ấn tượng mạnh ngay từ những cảnh quay cánh đồng lúa xanh ngát và mát mắt ở đầu phim, Mẹ Chồng còn ghi điểm mạnh bởi các cảnh quay từ trên cao không bị mờ, nhòe như các phim khác, hầu như chất lượng của các đoạn phim này đồng nhất với những đoạn khác, tạo ra sự đồng đều trong chất lượng hình ảnh. Ngôi nhà, hồ sen, chén trà, nồi đất đựng đồ ăn,… và còn nhiều chi tiết nữa cũng được làm rất tỉ mỉ, nhìn toát lên vẻ xưa cũ và quý phái của một gia tộc quyền quý. Ngoài ra, Mẹ Chồng còn sử dụng một vài ca khúc quen thuộc, hòng đưa khán giả “lạc” dần vào vùng đất của những năm 50 thế kỷ trước.

Có nên xem phim Mẹ Chồng hay không?

Chà, lâu lắm rồi mới có một phim Việt mà Khen Phim tự tin nói rằng là bạn nên mua vé ngay và luôn, phim hay, đồng đều giữa các yếu tố như nội dung, diễn xuất cũng như hình ảnh & âm thanh. Khăn giấy là phụ kiện không thể thiếu khi đi xem phim này, và bạn nên đi một mình để tránh bị bạn bè bắt gặp cảnh nước mắt ngắn nước mắt dài trong rạp phim nhé ?

Đánh giá phim Mẹ Chồng: khi bi kịch gia đình được đẩy lên đỉnh điểm

>>>>>Xem thêm: Review phim Linh Hồn Tạm Trú (Homestay) – Cuộc sống quá khắc nghiệt

Vé xem phim Mẹ Chồng

Mẹ Chồng

Nội dung – 7

Diễn viên và diễn xuất – 9

Âm thanh, hình ảnh, kỹ xảo – 8

8

HAY

MUA VÉ


User Rating:
4.43
( 4 votes)



Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *