Đoạn Trường Vinh Hoa – Khi nghệ sĩ sinh nghề tử nghiệp

Đoạn Trường Vinh Hoa – Khi nghệ sĩ sinh nghề tử nghiệp

Đoạn Trường Vinh Hoa là một tựa phim tài liệu với thời lượng chỉ khoảng 50 phút với đối tượng chính là những nghệ sĩ hát cải lương, hay cụ thể hơn là đoàn cải lương tuồng cổ Phương Ánh – một đoàn chuyên hát ở những lễ hội tại đình thần.

Bạn đang đọc: Đoạn Trường Vinh Hoa – Khi nghệ sĩ sinh nghề tử nghiệp

Đoạn Trường Vinh Hoa – Khi nghệ sĩ sinh nghề tử nghiệp

Cô Ba (Phương Ánh) – Chủ đoàn cải lương tuồng cổ Phương Ánh

Nếu bạn xem Đoạn Trường Vinh Hoa như là một phim điện ảnh và đòi Khen Phim review từ âm thanh, hình ảnh cho đến diễn xuất thì quả là hơi bị sai, bởi đây là phim tài liệu, là người thật cùng với việc thật, và nó có cái hay riêng. Để nói về âm thanh hay hình ảnh thì chắc mọi người sẽ thấy nó có nhiều thứ không ổn như tiếng khó nghe, khung hình có đôi lúc bị mất nét. Nhưng câu chuyện của phim sẽ khiến bạn đồng cảm, cảm thấy xót xa cho số phận đúng nghĩa bạc như vôi của những người nghệ sĩ hát cải lương. Và rồi bạn chợt nhận ra rằng những khung hình rung lắc hay đôi chỗ âm thanh hơi khó nghe không phải là khuyết điểm, mà đó là sự chân thật, là hơi thở của cuộc sống thường nhật của những người liên quan.

Đoạn Trường Vinh Hoa – Khi nghệ sĩ sinh nghề tử nghiệp

Các nghệ sĩ nghỉ ngơi sau buổi diễn đêm muộn

Đạo diễn Lê Mỹ Cường và đồng tác giả Thanh Nguyễn đã lựa chọn cô Ba (nghệ sĩ Phương Ánh) và đoàn cải lương cùng tên để bắt đầu quay phim. Người xem sẽ được chứng kiến hành trình đi diễn từ đình thần này đến đình thần kia trong dịp lễ Kỳ Yên, cũng như để phục vụ cho bà con mến mộ cải lương.

Đoạn Trường Vinh Hoa – Khi nghệ sĩ sinh nghề tử nghiệp

Trước và sau sân khấu – Một hình ảnh thể hiện tính đối lập cao

Trên sâu khấu, những người nghệ sĩ là những con người oai phong lẫm liệt, hóa thân hoàn toàn vào nhân vật trong một tuồng cải lương cổ dạng kiếm hiệp. Thế nhưng sau bức màn nhung, họ cũng là những con người bình thường, cực khổ chật vật lo sống hàng ngày. Cuộc sống thiếu thốn lắm, nhưng những người nghệ sĩ vẫn bám trụ vì tổ nghề, vì họ mong muốn được hát, được phục vụ bà con cô bác. Họ dốc hết sức mình, để rồi có những khi phải uống vội ngụm nước trong lúc diễn, hay nhiều khi còn quên cả việc ăn uống, khiến bản thân ngày càng suy nhược. Và rồi điều gì đến cũng đến, khi hình ảnh đoàn xe “rồng phượng” xuất hiện cuối phim cũng là lúc cảm xúc khán giả vỡ òa trong tiếng khóc nghẹn ngào.

Tìm hiểu thêm: Review nhanh phim Đảo Tội Ác (Pulau)

Đoạn Trường Vinh Hoa – Khi nghệ sĩ sinh nghề tử nghiệp
Cô Ba ngồi chuẩn bị cho một buổi diễn

Hãy ra rạp xem Đoạn Trường Vinh Hoa nếu bạn đã đang và sẽ yêu thích cải lương – một môn nghệ thuật truyền thống mà không người dân Nam Bộ nào không biết.

Bạn có thể đến BHD Star Bitexco để chụp ảnh lưu niệm cùng những tấm màn sân khấu được mượn từ đoàn cải lương Phương Ánh

Mua vé tại đây.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *