Cái Giá Của Hạnh Phúc bóc trần cuộc sống của một gia đình giàu có, mang đến cảm giác ghê tởm và rùng mình với những đau khổ mà các thành viên trong cái gia đình ấy đang phải nếm trải từng ngày, từng giờ.
Cái Giá Của Hạnh Phúc tập trung vào gia đình của bà Dương (Xuân Lan đóng) và ông Thoại (Thái Hòa). Cặp vợ chồng luôn cố gắng đưa ra ngoài những hình ảnh tốt đẹp và hạnh phúc của một gia đình giàu có, quyền quý. Thế nhưng có ai biết rằng “biệt thự cũng dột”, và người giàu cũng khóc đâu. Bên trong cái vỏ bọc sang chảnh đó là một gia đình mà ai cũng có vấn đề riêng của mình, lục đục liên miên và dĩ nhiên và chẳng hề có hạnh phúc nào ở đây cả, tất cả chỉ là ảo ảnh mà thôi.
Bạn đang đọc: Reivew phim Cái Giá Của Hạnh Phúc – Đỉnh cao của drama
Bộ phim mở màn với cảnh một căn nhà sang trọng với người hầu kẻ ở, nhìn thì mọi thứ đều ổn và nói thật là có làm cho mình liên tưởng một phần tới căn nhà trong Parasite. Nhưng ngay sau đó, mọi thứ đẹp đẽ dần bị phủ mờ bởi bóng mây đen kịt của drama, khởi đầu luôn là chuyện con dâu ngủ với cha chồng. Khúc này là mình thấy bất ổn rồi á, cơn buồn ngủ biến đi đâu mất tiêu luôn. Mạch phim cứ càng về sau càng nhanh, dồn dập hơn, tưởng chừng hết chuyện để kể rồi nhưng không hiểu ở đâu ra mà một mớ thứ được khui dần dần ra. Con cái thì giấu chuyện này chuyện kia, ba thì ngoại tình với cả một mớ gái trẻ, mẹ thì đánh ghen nhưng cực chất và sang, còn mấy nhỏ tiểu tam thì toàn làm ông nội bà nội người ta không à. Gom hết mớ đó lại, xong thêm tý lời ra tiếng vào của người ngoài nữa thì Khen Phim đảm bảo là vừa coi vừa tức.
Diễn xuất của Xuân Lan trong vai bà Dương không có chỗ chê, từ ánh mắt sắc lẹm đến lời nói nghe thì có vẻ nhẹ nhàng nhưng lại khịa mấy bé tiểu tam khiến tụi nó ngóc đầu lên không nổi, tất cả đều cho thấy chị là một diễn viên tài năng, kèm theo một chút chuyện đời tư cũng giống như trong phim nên diễn như thật, coi ưng cái bụng cực kỳ. Thế nhưng người phụ nữ này làm mình tức, tức lắm luôn bởi bà ta bị vướng một cái định kiến rằng phụ nữ là phải nhịn nhục và cam chịu để giữ gia đình hạnh phúc, rồi phụ nữ là phải “dọn dẹp” nhà cửa cho sạch đẹp để người ngoài không cười chê, bất chấp cái nhà đó đang dột nát ra sao.
Còn Thái Hòa thì lần này chắc ổng gom được cả mớ gạch xây nhà luôn quá, diễn quá đỉnh khiến mình ghét nhân vật ông Thoại đến mức muốn đấm liền cho mấy phát để hả giận. Khán giả sẽ không còn thấy những màn tấu hài nữa, mà lần này anh Thái Hòa coi như nhập tâm hẳn vô cái vai ông chồng đào hoa và tởm lợm. Mấy vấn đề mà người xem thấy trên màn ảnh là không mới, nhưng qua cách diễn của Thái Hòa, nó trở nên cuốn hút hơn rất nhiều lần và lột trần được bộ mặt xấu xa của những kẻ giàu có, quyền lực, tài giỏi nhưng lại biến thái. Vai phản diện lần này coi như thành công mỹ mãn luôn, không có điểm để chê, cứ nghĩ lại cái cảnh mình vừa coi vừa nắm chặt cú đấm là thấy muốn nổi khùng liền với nhân vật ông Thoại là lại thấy tức. Và đến cuối, cái giá mà ông này phải trả là cực kỳ đắt và làm mình cảm thấy như được giải tỏa hết bao nỗi bực tức trong suốt gần 2 tiếng đồng hồ.
Đến Uyển Ân, dù đã thoát khỏi được cái bóng của “vũ trụ Trấn Thành” nhưng vẫn chưa quá nổi trội, có thể do trong Cái Giá Của Hạnh Phúc thì nhân vật của cô chỉ mang vai trò dẫn đường chỉ lối cho người khác là chính, thế nên không có quá nhiều đất diễn để thể hiện. Trong khi đó, Lâm Thanh Nhã (vai anh trai) có tạo được sự đồng của mình về chuyện tình giấu kín bấy lây nay, cuối cùng thì cái giá anh phải trả có vẻ là nhẹ nhàng nhất. Rồi trong phim có bạn của anh đó, tên là Hiền Hồ (Trương Thanh Long đóng), không biết có cài khịa gì nữ ca sĩ nào đó không nhỉ?
Tìm hiểu thêm: Đánh giá phim Yêu Đi, Đừng Sợ! – một bản remake hài hòa về tổng thể
Cái Giá Của Hạnh Phúc là phim đầu tay của Nguyễn Ngọc Lâm nhưng mà góc quay nhìn đẹp, không bị thô mà ra được chất điện ảnh, kèm theo đó là có những chi tiết nhỏ cài cắm để khán giả nào tinh ý có thể đoán được một vài tình tiết sẽ diễn ra gần đó. Điều đó có được là một phần do sự hỗ trợ của đạo diễn hình ảnh Dominic Pereira, người đã từng làm vai trò tương tự trong các tựa phim nổi tiếng khác như Người Vợ Cuối Cùng, Mắt Biếc,…
Nhưng không phải tất cả đều hoàn hảo, cụ thể là phần thoại, đôi khi diễn viên nuốt đâu mất chữ, hoặc nhạc nền to quá đè mất, thế là phải ngó phụ đề tiếng Anh coi thử họ nói cái gì, mà cũng nhờ vậy nên mình thấy phụ đề được dịch tốt, gần nghĩa với thoại gốc.
>>>>>Xem thêm: Review phim Bumblebee: 3D nổi từ đầu đến chân, âm thanh “chấn động”
Dịp lễ Giỗ tổ năm nay, được nghỉ có 1 ngày nên thôi mọi người khỏi đi chơi xa, mình ra rạp hít hà drama với Cái Giá Của Hạnh Phúc đi nhen, bao căng, bao lật. 10 điểm nha.
Cái Giá Của Hạnh Phúc
Nội dung – 10
Diễn viên và diễn xuất – 10
Âm thanh, hình ảnh, kỹ xảo – 10
10
SIÊU HAY
MUA VÉ
User Rating:
Be the first one !