Cậu Vàng là phim được ảnh lấy cảm hứng từ tác phẩm văn học Lão Hạc của nhà văn Nam Cao. Sau một số tranh cãi thì cuối cùng phim cũng đã ra rạp để khán giả có thể thưởng thức và đưa ra cảm nhận riêng của mỗi người.
Cậu Vàng là tên phim và cũng là cách gọi thân thương mà Lão Hạc (nghệ sĩ Viết Liên vào vai) dùng để gọi cho chú chú đang nuôi. Vợ mất sớm, con trai lão thì vào miền Nam làm việc ở đồn điền cao su nên chỉ có Cậu Vàng là bầu bạn sớm tối cùng lão. Cuộc sống lủi thủi một mình, không làm gì để kiếm sống được mà lại phải nuôi cả chó nên một hôm nọ lão đã phải gạt đi nước mắt để bán Cậu Vàng. Chuyện phim cũng đề cập đến ông Bá Kiến giàu có cùng đứa con trai hung hãn, có cả gã Binh Tư và ông giáo nghèo nữa.
Bạn đang đọc: Review phim Cậu Vàng: Khổ đến thế là cùng!
Phần nội dung của phim chỉ được lấy cảm hứng từ tác phẩm Lão Hạc chứ không phải là phim chuyển thể cho nên khi xem mọi người cũng đừng so sánh quá khắt khe với truyện ngắn nha. Hồi nhỏ được học tác phẩm văn học Lão Hạc, mình cứ bị ám ảnh mãi về cuộc sống nghèo khó của ông Hạc, sao lại có thể nghèo đến thế cơ chứ. Giờ thì lên phim, cái căn nhà lụp xụp ấy có vẻ khớp với trí tưởng tượng của mình, đồ đạc trong nhà từ bàn thờ, cái giường cho đến mâm cơm cũng đều khắc họa được cái nghèo, cái khổ mà Lão Hạc đang phải chịu đựng.
Không chỉ thành công về mặt xây dựng hình tượng Lão Hạc, tựa phim Cậu Vàng còn từng gây ra nhiều tranh cãi về việc casting chú chó. Người thì kêu sao nó béo thế, người thì kêu sao không chọn giống chó nào khác “thuần Việt” hơn. Tất cả rồi cũng trôi qua và đến ngày lên phim thì “nhân vật chính” đã hoàn thành tốt vai trò của mình, nó quấn quýt bên Lão Hạc khi được cưng chiều, rồi đến lúc bị đuổi đi thì lại có chút trách móc, nhưng đến tận cùng thì Cậu Vàng vẫn bảo vệ người chủ của mình bằng mọi giá.
Sự ác độc, lạm quyền, vơ vét của quan lại trong làng đã được lột tả chân thật với sự diễn xuất của nghệ sĩ Hữu Châu cùng đứa con trai do Will vào vai. Họ cùng nhau tìm mọi cách để có thể đoạt được cái mảnh đất của Lão Hạc, từ nhẹ nhàng êm xuôi cho đến ném đá giấu tay. NSUT Chiều Xuân và Khánh Huyền tuy không xuất hiện nhiều trong phim nhưng mỗi lần lên hình là đều diễn rất đạt, nhất là mấy cảnh bà cả và bà hai “nạt nọa” bà ba.
Với sự thành công về mặt diễn xuất cũng như nội dung, tuy nhiên Khen Phim không hiểu sao phần hình ảnh của phim Cậu Vàng lại kém chất lượng đến mức khó chịu. Các cảnh quay thiếu sự đồng nhất với nhau, lệch quá nhiều về màu sắc, về độ chi tiết của hình ảnh. Lúc thì mọi thứ nhòe đi giống như xem video chất lượng 480p trên màn hình lớn, mặt nhân vật bị mờ đi, rồi cây nhỏ cứ bệt vào nhau, không còn tách bạch từng cái cây ngọn cỏ nữa. Khen Phim không rõ những đoạn phim đó được xuất với độ phân giải thấp hoặc bitrate thấp nữa, nhưng khi xem trên màn ảnh lớn như ở rạp thì nó thực sự gây cảm giác khó chịu. Một số đoạn có lẽ phải dùng đến phông xanh, nhưng lại được xử lý chưa kỹ, dẫn đến vẫn còn “rác” nằm ở phía dưới bên phải khung hình. Kỹ xảo lúc đàn chó bao vây cánh đồng ở lúc cuối phim cũng bị “giả trân”, màu lông của những con chó bị nhợt nhạt đi thấy rõ và không đồng nhất với các chi tiết xung quanh.
Tìm hiểu thêm: Đánh giá phim Điệp Viên Báo Thù (Atomic Blonde)
Để có thể cảm thấy thoải mái nhất khi xem phim, Khen Phim khuyên bạn nên ngồi xa màn ảnh, nên ngồi ở 1/3 cuối rạp tính từ màn ảnh. Như vậy sẽ khó thấy các khiếm khuyết về hình ảnh hơn.
Cậu Vàng
>>>>>Xem thêm: Đánh giá phim The Boy (Cậu Bé Ma): Dọa chưa “tới”
6.3
Nội dung
7.0/10
Diễn viên và diễn xuất
8.0/10
Âm thanh, hình ảnh, kỹ xảo
4.0/10
Ưu
- Diễn xuất tốt
- Hình tượng Lão Hạc được xây dựng gần gũi
- Nội dung ổn
Nhược
- Hình ảnh kém, không đồng nhất về màu sắc & độ chi tiết
- Kỹ xảo thiếu chân thật
- Xử lý phông xanh chưa hoàn thiện
- Slow motion quá giật