Hotel Mumbai (Khách Sạn Mumbai: Thảm Sát Kinh Hoàng) hoàn toàn có cửa để đấu với Us trong tuần này. Cả 2 phim đều có những cái hay riêng, nếu như Us có nhiều tầng nghĩa bóng thì Hotel Mumbai lại đem đến cho khán giả những giây phút phải nín thở trong kinh hoàng vì mức độ tàn ác của những tên khủng bố trẻ tuổi.
Bạn đang đọc: Review phim Hotel Mumbai – Thảm Sát Kinh Hoàng
Hotel Mumbai dựa trên một chuỗi sự kiện khủng khiếp đã xảy ra tại thành phố Mumbai, Ấn Độ vào những ngày cuối tháng 11/2008. Rất nhiều tay súng trẻ tuổi đã tham gia khủng bố diện rộng trên toàn Mumbai tại các địa điểm đông người như quán cafe, ga xe lửa, nhà hàng, khách sạn. Cảnh sát địa phương chẳng thể nào trở tay kịp vì lực lượng quá mỏng, còn đội đặc nhiệm chống khủng bố thì ở New Delhi, cách đó hơn 1400 km. Những tên khủng bố máu lạnh tha hồ tàn sát người vô tội với súng, bom và lựu đạn, lửa bốc lên khắp nơi, cả thành phố tan hoang và đầy tiếng than khóc của những nạn nhân.
Để tập trung diễn tả chân thật hơn mức độ ghê rợn của cuộc thảm sát thì Hotel Mumbai chỉ tập trung vào bối cảnh bên trong khách sạn sang trọng Taj – nơi hơn 2000 người đang mắc kẹt trong nỗi tuyệt vọng và chết dần chết mòn dưới họng súng vô tình của những kẻ khủng bố tàn nhẫn. Khen Phim xin dành lời khen cho những người đã làm nên bộ phim này, chỉ với bối cảnh là một vài căn phòng trong khách sạn nhưng họ đã khán giả chẳng thể nào rời mắt khỏi màn hình, đôi khi còn lặng người đi vì những cử chỉ đầy tính nhân văn của các nhân vật trong phim. Nếu bạn đã từng xem qua No Escape thì Hotel Mumbai cũng khá giống như vậy, chỉ có điều thay vì tập trung vào việc mô tả cuộc trốn thoát của một gia đình thì giờ đây, khán giả sẽ cảm nhận được nỗi sợ bị nhân lên nhiều lần khi có tới hàng ngàn người đang co rúm một cách tuyệt vọng trong những căn phòng trú ẩn bé xíu.
Hotel Mumbai không phải là phim kinh dị, thế nhưng những gì bạn được xem trọn vẹn từng giây từng phút trên màn ảnh lại đầy ám ảnh và khiến bạn căm phẫn tột cùng, vừa xem phim vừa phải gồng mình để sự phẫn nộ ấy không tuôn trào ra ngoài. Làn đạn lạnh lùng cướp đi sinh mạng của hàng trăm người cùng lúc, máu đổ khắp nơi, cảnh sát thì lại quá chậm chạm, tất cả làm người xem như “bốc hỏa” vì ức chế. Chốc chốc, phim lại xoa dịu khán giả một chút bằng những chi tiết thực sự thấm thía cái gọi là sự quan tâm, che chở lẫn nhau. Anh nhân viên khách sạn có thể trút bỏ chiếc mũ thiêng liêng trên đầu để buộc vào vết thương của một khách hàng, anh cũng từ tốn giải thích và xóa tan đi cảm giác sợ hãi của những người trong căn phòng trú ẩn. Từ nét mặt, điệu bộ cho đến giọng nói đều thể hiện anh này là một người rất yêu công việc, luôn tận tâm phục vụ khách hàng dù cho bên ngoài kia có bom rơi, đạn lạc.
Tìm hiểu thêm: Beetlejuice Beetlejuice (2024): Cuộc hội ngộ hài hước với “bóng ma lém lỉnh”
Xem phim này thì nhiều khi bạn sẽ phải thắc mắc rằng không biết các nhà làm phim có thực sự đốt cháy một khách sạn để quay phim hay không, hay là họ dựng mô hình rồi mới đốt để quay phim? Chắc chắn là chuyện phóng hỏa một khách sạn chỉ để quay phim là khó xảy ra, chỉ có cách sử dụng kỹ xảo máy tính hoặc xây dựng mô hình và kết hợp với các thủ thuật quay phim để tạo ra những thước phim chân thật nhất. Nhưng cho dù họ đã làm thế nào đi nữa thì những chảy cháy nổ trong phim vẫn cực kỳ chân thật, khói nghi ngút, lửa cháy đỏ ửng khắp nơi. Tuy vậy nếu Hotel Mumbai được đầu tư thêm một chút về hiệu ứng âm thanh thì sẽ mang lại trải nghiệm xem phim tốt hơn, cụ thể là âm thanh trong phim đủ lượng nhưng lại thiếu chất. Rất khó để bạn có thể cảm nhận rõ ràng được tiếng nổ bom đến từ đâu, cũng như viên đạn đó bay từ hướng nào sang, có lẽ các bạn Ấn Độ muốn nhấn mạnh vào câu chuyện và thông điệp truyền tải chứ không phải là hiệu ứng âm thanh?
>>>>>Xem thêm: Review phim Hotboy nổi loạn 2: ít mộng mơ hơn, chân thật hơn
Dù có trải qua biến cố như thế nào đi nữa thì người Ấn vẫn tiếp tục sống, xây dựng và lấy lại những gì đã mất; còn những thanh niên lầm đường lạc lối thì phải trả cái giá rất đắt, đôi khi là cả bằng tính mạng và những năm tháng tù giam. Thế nhưng phim cũng chưa hoàn toàn thỏa mãn khán giả khi kẻ cầm đầu vẫn chưa được “xử lý”, còn cảnh sát Ấn Độ lại phản ứng quá chậm chạp khi mất hơn nửa ngày tới tiếp cận được hiện trường vụ khủng bố, tại sao không tắt sóng di động để bọn khủng bố mất liên lạc? (bên trong khách sạn vẫn có điện thoại cố định dùng được để phòng khi đội cứu hộ cần liên lạc với nạn nhân).
Còn bạn, bạn cảm nhận thế nào? Xin mời tham gia bình luận tại nhóm Khen Phim trên Facebook và có cơ hội tham gia họp báo phim cùng admin.
Hotel Mumbai
Nội dung – 10
Diễn viên và diễn xuất – 9
Âm thanh, hình ảnh, kỹ xảo – 8
9
SIÊU HAY
Phim rất hay, vừa hành động gay cấn, vừa có tình cảm nhẹ nhàng.
MUA VÉ
User Rating:
4.22
( 3 votes)