Mark Felt: The Man Who Brought Down the White House (Mark Felt: Kẻ Đánh Bại Nhà Trắng, sau đây gọi tắt là Kẻ Đánh Bại Nhà Trắng) với sự góp mặt của nam diễn viên Liam Neeson (nổi tiếng với loạt phim Taken) đã khiến không ít người đặt nhiều kỳ vọng vào bộ phim này.
Nội dung phim
Kẻ Đánh Bại Nhà Trắng xoay quanh Watergate – vụ bê bối chính trị trên chính trường Mỹ, diễn ra từ năm 1972 đến năm 1974, đã dẫn đến việc tổng thống Richard Nixon phải từ chức. Do xảy ra vào thời điểm chiến tranh tại Việt Nam đang diễn ra nên cũng đừng ngạc nhiên nếu bạn nghe cụm từ “Việt Nam” được lặp đi lặp lại nhiều lần trong phim này. Trong khi Nhà Trắng yêu cầu FBI giấu nhẹm đi hồ sơ vụ án này thì hai phóng viên Bob Woodward và Carl Bernstein của tờ Washington Post đã phơi bày sự thật này ra ánh sáng khiến nước Mỹ thời đó bị một phen náo loạn. Người cung cấp tin cho tờ báo nói trên không ai khác, chính là đặc vụ FBI Mark Felt với mật danh Deep Throat.
Bạn đang đọc: Review phim Mark Felt: Kẻ Đánh Bại Nhà Trắng: vụ bê bối chấn động
Không biết các nhà làm phim đã tôn trọng tính chân thật của lịch sử, hoặc vì các phim về chính trị phải vậy, mà diễn biến của Kẻ Đánh Bại Nhà Trắng diễn ra rất chậm, cực kỳ chậm, chậm chạp kiểu như sợ khán giả không kịp tiếp nhận và hiểu nội dung phim hay sao đó. Chính sự kéo dài nội dung phim, cùng với việc chưa tạo ra đủ các chi tiết lật kèo gay cấn (chắc vì tôn trọng sự thật) cho nên mạch phim không hề thay đổi suốt gần 2 giờ đồng hồ.
Diễn viên và diễn xuất
Sự xuất hiện của Liam Neeson với vai diễn Mark Felt hứa hẹn Kẻ Đánh Bại Nhà Trắng sẽ là một bộ phim hành động gay cấn, hay ít nhất cũng sẽ đầy những tình tiết cực kỳ căng thẳng. Tuy vậy, mọi thứ lại diễn biến theo hướng khác khi Liam Neeson được giao cho một vai đặc vụ FBI chỉ suốt ngày họp hành, gặp người này người kia để thu thập tin tức cũng như đưa ra những quyết định sống còn hòng đưa Nhà Trắng ra ánh sáng. Khen Phim có cảm giác như trong phim này, Liam Neeson không có nhiều đất diễn cho lắm, và vai diễn này cũng không mấy phù hợp với nam diễn viên này.
Tìm hiểu thêm: Diễn viên Quang Anh và Hoài Ân đưa góc khuất của mạng xã hội lên phim
Âm thanh, hình ảnh, kỹ xảo
Không có cảnh bắn nhau, đua xe hay rượt đuổi ngoạn mục; vì thế Kẻ Đánh Bại Nhà Trắng có lẽ cũng chẳng mấy khi cần dùng đến kỹ xảo hình ảnh, tất cả chỉ là những cảnh quay thật. Màu phim và màu của văn phòng cũng được làm theo kiểu ngả sang màu ấm và cũ kỹ, tạo cảm giác phù hợp với bối cảnh phim là vào khoảng năm 1972 – 1974. Về mặt âm thanh cũng vậy, Kẻ Đánh Bại Nhà Trắng không hề phô diễn những âm thanh mạnh mẽ, trái lại, tất cả những gì khán giả được thưởng thức chỉ là các câu thoại và những tiếng động thông thường. Rất may là những âm thanh này đều được làm tốt và chân thật.
Có nên xem Mark Felt: Kẻ Đánh Bại Nhà Trắng, sau đây gọi tắt là Kẻ Đánh Bại Nhà Trắng hay không?
Có vẻ hơi khó khăn để Khen Phim đưa ra lời khuyên cho các bạn, vì nếu bạn nào đam mê các sự kiện chính trị mang tính lịch sử như thế này thì cũng sẽ có cảm tình một xíu với bộ phim. Còn với đại đa số khán giả thích dòng phim giải trí mang tính mì ăn liền thì Kẻ Đánh Bại Nhà Trắng chưa đáp ứng được, phim có thể gây buồn ngủ và tạo cảm giác mệt mỏi sau khi xem xong.
>>>>>Xem thêm: Review phim kinh dị Nhật Bản – Kinh Cầu Ma (Sana)
Mark Felt: The Man Who Brought Down the White House
Nội dung – 6
Diễn viên và diễn xuất – 6
Âm thanh, hình ảnh, kỹ xảo – 6
6
CHÁN
Buồn ngủ vì phim diễn tiến quá chậm.
MUA VÉ
User Rating:
Be the first one !