Review phim ngắn Tanh Tách: Trẻ em cũng cần được “nói”

Review phim ngắn Tanh Tách: Trẻ em cũng cần được “nói”

Tanh Tách là một tựa phim ngắn do Oravation Media sản xuất với mong muốn giúp trẻ em trở nên mạnh dạn hơn và các bậc phụ huynh cũng nên quan tâm đến những tâm tư của con trẻ. Phim sử dụng hình ảnh ẩn dụ là hạt nổ để thay lời con trẻ nói lên những mong muốn và ý kiến bản thân.

Tanh Tách lấy bối cảnh một làng quê Việt Nam cuối năm 2018, khi mà đội tuyển Việt Nam đem về cúp vô địch AFF đầu tiên trong lịch sử bóng đá nước nhà. Cùng lúc đó, bọn trẻ trong xóm nô đùa với nhau, chạy theo xe đá bào quen thuộc của chú Tư. Phim chỉ có 4 diễn viên chính, và tất cả đều nhỏ tuổi nên có thể bạn sợ rằng khả năng diễn xuất sẽ không tốt. Thế nhưng mọi thứ không hề tệ, từng nhân vật đều được phát triển kỹ càng để khán giả có thể dễ dàng hiểu được những thông điệp ý nghĩa mà nhà sản xuất đang muốn bộc bạch.

Bạn đang đọc: Review phim ngắn Tanh Tách: Trẻ em cũng cần được “nói”

Review phim ngắn Tanh Tách: Trẻ em cũng cần được “nói”

Poster phim Tanh Tách

Nếu như Khuê là một cô bé nhút nhát, ít nói thì Nguyệt lại là một đứa trẻ vô tư hay đùa giỡn. Đôi lúc Nguyệt cứ hồn nhiên nói ra những lời khiến Khuê cảm thấy tổn thương. Sự đối lập trong tính cách của hai nhân vật này là điều mà ai cũng thấy, nhưng để diễn sao cho ra cái nét tương phản đó thì không phải dễ. Hai bé gái này đã thể hiện rất tốt khi cả thoại và biểu cảm khuôn mặt đều diễn tả tách bạch cảm xúc, đặc biệt là Khuê, người xem rất dễ nhận ra được khi nào cô bé dỗi hờn, khi nào thì cảm thấy ấm ức vì ngay cả người thân nhất cũng chẳng hiểu được tâm tư của bé.

Review phim ngắn Tanh Tách: Trẻ em cũng cần được “nói”

Hậu trường cảnh bọn trẻ trong làng chạy theo xe đá bào

Hai cậu trai còn lại tuy ít đất diễn nhưng cũng thể hiện được tạm ổn cái nét của nhân vật được giao. Một bé thì thích áp đặt suy nghĩ lên người khác, mặc cho cảm xúc của họ ra sao; trong khi đó bé còn lại thì dám nói lên quan điểm cá nhân, nhưng lại không được người khác lắng nghe.

Review phim ngắn Tanh Tách: Trẻ em cũng cần được “nói”

Bối cảnh làng quê thanh bình trong phim Tanh Tách

Tuy Tanh Tách là một phim hướng tới đối tượng khán giả nhỏ tuổi là chủ yếu nhưng thông điệp ẩn sâu bên trong thì Khen Phim dám cá rằng rất ít người hiểu được. Hình ảnh hạt nổ khi bỏ vào nước nghe tanh tách rất vui tai, nhưng âm thanh đó lại khá nhỏ, phải lắng nghe thật kỹ mới nhận ra được. Đó có thể là lời nhắn của bộ phim muốn gửi đến quý phụ huynh rằng hãy quan tâm chăm sóc con trẻ, hãy lắng nghe những ý kiến dù là nhỏ nhất của chúng. Còn các bé hẳn sẽ tự tin hơn trong việc thể hiện ý kiến cá nhân sau khi xem phim ngắn này, bởi cô bé Khuê cuối cùng cũng đã mạnh dạn nói lên mong muốn của mình ở cuối phim.

Ngoài sự ấn tượng với phần nội dung, mình còn thật sự bất ngờ vì trang phục mà các bé trong phim mặc rất mộc mạc, gần gũi với đời sống làng quê. Cảnh ao nước, cánh đồng hay xe đá bào toàn là những thứ thân thương và quá đỗi quen thuộc trong tuổi thơ của mỗi chúng ta. Thêm vào đó thì phần thoại cũng có cảm xúc, không bị cứng hay quá ngang, tốt hơn hẳn khi so với một số diễn viên có tuổi nghề nhiều hơn. Tuy nhiên khâu hình ảnh là điều mà Khen Phim chưa quá hài lòng bởi vẫn cảnh quay vẫn chưa mượt, tông màu chênh lệch nhau khá lớn giữa các cảnh.

4 nhân vật chính đại diện cho 4 tính cách

Nhìn chung, Tanh Tách mang đến cho khán giả nhiều điều hay ho, tốt đẹp chỉ trong vỏn vẹn gần 10 phút thời lượng phim. Rất có thể bạn cũng sẽ nhìn thấy nhìn trong đó, hãy xem phim và để lại bình luận cho Khen Phim biết cảm nhận của bạn nhé.

Bộ phim được thực hiện bởi Oravation Media – một nhóm những người trẻ “tài không đợi tuổi” đến từ ngành Truyền thông đa phương tiện thuộc trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh.

Tanh Tách


Review phim ngắn Tanh Tách: Trẻ em cũng cần được “nói”

>>>>>Xem thêm: Review nhanh phim Kẻ Xâm Nhập Bí Ẩn – Căng thẳng, nghẹt thở

7.3

Nội dung


7.5/10

Diễn viên và diễn xuất


7.5/10

Âm thanh, hình ảnh, kỹ xảo


7.0/10

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *