Trạng Tí Phiêu Lưu Ký (sau đây Khen Phim xin phép gọi tắt là Trạng Tí) là tựa phim được Studio68 sản xuất dựa trên tập đầu tiên của bộ truyện tranh Thần Đồng Đất Việt với 4 nhân vật được sáng tạo bởi họa sĩ Lê Linh.
Trạng Tí đã vướng phải không ít lùm xùm về vấn đề bản quyền bộ truyện cũng như những chuyện lặt vặt bên lề khác trong thời gian gần đây. Bỏ qua vấn đề đó, chúng ta hãy quay lại với cuộc phiêu lưu của Tí, Sửu, Dần, Mẹo mà đạo diễn Phan Gia Nhật Linh cùng với Studio68 đã dày công nhào nặn. Trong phim, Tí sẽ cùng các bạn tại làng Phan Thị đi tìm cha, cuộc hành trình ấy trải qua rất nhiều chông gai, thử thách và như các bạn đã biết thì nội dung phim sẽ có một chút khác biệt khi so với bộ truyện tranh Thần Đồng Đất Việt. Đối với mình – một người có đọc và mê bộ truyện này thì mình thấy không có gì đáng phẫn nộ về việc đạo diễn đã thay đổi một phần nội dung và làm cho nó trở nên ảo diệu, mang đậm tính chất kỳ ảo hơn, bởi nó thể hiện được sự sáng tạo của các nhà làm phim, họ muốn có sự đổi mới để tạo bất ngờ cho khán giả chứ không chỉ “ăn sẵn” những thứ đã có từ trong truyện.
Bạn đang đọc: Review phim Trạng Tí Phiêu Lưu Ký
Điểm đáng chê trách của Trạng Tí nằm ở hai hạng mục: thứ nhất là các tình tiết có phần thiếu sự hợp lý và logic, điển hình là vụ cái giếng mà cư dân mạng đã phân tích rầm rộ cách đây không lâu. Thứ hai, kỹ xảo trong phim không phải là hoàn hảo, nó đẹp và tiến bộ hơn Tấm Cám Chuyện Chưa Kể rất nhiều các bạn à, nhưng vẫn còn đó nhiều hiệu ứng cứng, thô và không hợp mắt nhiều người, trong đó có mình. Chuyện các tình tiết trong phim có phần không hợp lý thì như Khen Phim đã đề cập bên trên rồi đó, còn kỹ xảo lại là một câu chuyện khác. Trạng Tí có đoạn mở đầu là hoạt hình 3D rất đẹp mắt, mượt và tươi sáng, nhưng sau đó thì chất lượng kỹ xảo trồi lên rớt xuống một cách khó hiểu. Có đoạn rất đẹp như lúc bọn trẻ trong làng chơi đá bóng bằng quả bưởi, có khi lại ảo diệu như khi ba con Ba Ba rình thầy Thích Thông Tuệ. Đây là điểm trừ lớn nhất bởi nó sẽ tạo ra trải nghiệm không đồng nhất cho khán giả.
Diễn xuất của các em đóng vai Tí, Sửa, Dần, Mẹo, Mùi thì không có gì phải chê. Các bé dù còn nhỏ tuổi, ít kinh nghiệm diễn nhưng vẫn để lại ấn tượng tốt với mình. Cu Tí đã có thể thể hiện rõ ràng cảm xúc của bản thân, đồng thời có những câu thoại mang tính giáo dục cao dành cho lứa tuổi học cấp 1, cấp 2. Nếu bạn là người lớn thì chắc chắn sẽ thấy nó hơi buồn cười và không thiết thực, nhưng xin hãy nhớ lại rằng đây là phim hạng P, nếu thông điệp quá cao siêu thì làm sao mà khán giả ở các độ tuổi khác nhau có thể hiểu được đúng không nào? Ngoài ra còn một nhân vật “bí ẩn” có tên Tiểu Tị sẽ đưa bạn đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác với màn đánh võ khiến người xem phải trầm trồ.
Tìm hiểu thêm: Crimson Peak – lâu đài và sự thật ghê rợn
Vậy chốt lại Trạng Tí dành cho những ai? Tất nhiên là không dành cho các bạn antifan rồi, vì có nói ngang nói dọc cỡ nào thì các bạn ấy cũng sẽ chê phim mà thôi. Với nhóm khán giả có ý kiến trung lập hoặc yêu thích bộ truyện Thần Đồng Đất Việt thì nên đi xem để có những trải nghiệm mới lạ của một thứ tưởng như mình đã thuộc nằm lòng.
Phim có 3 đoạn post credit.
>>>>>Xem thêm: Tóm tắt tập 31 “Sống chung với mẹ chồng”Trạng Tí Phiêu Lưu Ký
7
Nội dung
7.0/10
Diễn viên và diễn xuất
7.5/10
Âm thanh, hình ảnh, kỹ xảo
6.5/10