Review phim Chiếc Hộp Ma Quái (Wish Upon): cái giá cho những điều ước

Review phim Chiếc Hộp Ma Quái (Wish Upon): cái giá cho những điều ước

Wish Upon (Chiếc Hộp Ma Quái) lấy đề tài về truyền thuyết của một chiếc hộp của người Trung Quốc cổ, bất cứ ai sở hữu được chiếc hộp đều có 7 điều ước, và tất nhiên tất cả chúng sẽ trở thành hiện thực ngay tức khắc. Được “điều hành” dưới bàn tay của đạo diễn John R. Leonetti (người đã từng làm Annabelle) nên khán giả hầu như có quyền kỳ vọng vào sự hấp dẫn của bộ phim Chiếc Hộp Ma Quái.

Nội dung phim

Cô bé Clare vô tình có được chiếc hộp điều ước kỳ diệu trên, và tuổi trẻ thì khó mà kiềm chế bản thân, thế là Clare đã “quất” một lúc tới 5 điều ước và mọi thứ điều trở thành hiện thực, từ tiền cho đến tình, ông bố cũng được hưởng lây sự sung sướng từ con gái. Thế nhưng phần quan trọng nhất của chiếc hộp là “hướng dẫn sử dụng và cảnh báo” thì lại được viết bằng tiếng Hoa cổ, thế nên với vốn từ vựng ít ỏi học được ở trường thì Clare không thể nào nhận ra sự nguy hiểm của chiếc hộp cũng như cái giá phải trả để điều ước của cô bé thành hiện thực.

Bạn đang đọc: Review phim Chiếc Hộp Ma Quái (Wish Upon): cái giá cho những điều ước

Diễn viên và diễn xuất

Lần đầu tiên, một bộ phim về đề tài kinh dị (phim này không hẳn là kinh dị 100%) có sự góp mặt của các diễn viên gọi là có tên, có tuổi. Nhân vật Clare trong phim được nữ diễn viên 20 tuổi Joey King đảm nhận vai diễn. Từng đã tham gia nhiều vai diễn trong các tựa phim khá nổi như Going in Style (2017), Independence Day: Resurgence (2016), The Conjuring (2013), White House Down (2013) cũng như tham gia lồng tiếng cho một nhân vật trong Ice Age: Dawn of the Dinosaurs (2009) nên Joey King đảm đương vai diễn Clare khá ổn. Nét mặt hoảng sợ của cô bé Clare khi phát hiện ra có kẻ rình mò cô vào ban đêm, hay nét mặt và cử chỉ đầy tham lam khi giành lại chiếc hộp điều ước đều được thể hiện đúng mực, có sự thay đổi cảm xúc rõ rệt giữa các phân cảnh khác nhau. Gương mặt thân quen thứ hai trong Wish Upon đó là anh chàng Ki Hong Lee, lần này Lee được giao vào vai Ryan Hui – cậu bạn điển trai cùng trường với Clare. Nổi lên từ khi tham gia loạt phim đình đám Giải Mã Mê Cung (Maze Runner – phim giả tưởng có nội dung rất lôi cuốn), thế nhưng vai diễn của Lee lần này khá nhạt nhòa, hầu như chỉ vài ba câu thoại ngắn và không có nhiều đất diễn. Bù lại, vẻ đẹp trai châu Á của Ki Hong Lee cũng đủ đốn tim rất nhiều khán giả nữ (và cả nam nữa) rồi, thế nên giới trẻ bây giờ mới có câu “đẹp trai là tha thứ hết” ? Nhưng mà mọi người cũng đừng nên mơ mộng gì nhiều vì anh này đã lập gia đình (vợ là Ha Young Choi) vào tháng 3/2015 rồi.

Review phim Chiếc Hộp Ma Quái (Wish Upon): cái giá cho những điều ước
Clare có thể ước bất cứ thứ gì, kể cả bạn trai là hot boy. Ảnh: IMDb.

Âm thanh, hình ảnh, kỹ xảo

Wish Upon đi theo hướng khá giống loạt phim Final Destination, tức là không hề có ma quỷ gì xuất hiện trong phim hết, mà chỉ có cái chết lần lượt tìm đến từng người một. Dù đi theo phong cách này nhưng Wish Upon lại khá đuối khi cố gắng copy lại phong cách của Final Destination. Đuối ở đây là ở cách kể chuyện cũng như độ kinh dị trong kỹ xảo hình ảnh. Thứ nhất, nếu bạn mong chờ một bộ phim có ma nhào ra hù thì Wish Upon không có đâu, thế nhưng không hiểu sao Galaxy Nguyễn Du lại có một người đóng giả ma ở một cái buồng nhỏ gần cửa vào khu vệ sinh để cho khách chụp ảnh, vì con ma đó không hề xuất hiện trong phim. Những tai nạn chết người trong phim được tiết giản sự kinh dị đến mức tối đa, hầu như bạn chỉ thấy máu phun ra, và rồi nhân vật đó chết, chứ không có những kiểu như bay đầu hay xén nửa người như trong loạt phim mà Khen Phim vừa so sánh bên trên. Thứ hai, khâu âm thanh của phim hơi bị nhàm chán vì hệ thống âm thanh nổi chưa được tận dụng, những cảnh hồi hộp thì đáng lẽ ra phải có nhạc kiểu gay cấn đảo quanh khắp các loa, chứ không phải hời hợt và yếu ớt như những gì mà Wish Upon đã thể hiện.

Review phim Chiếc Hộp Ma Quái (Wish Upon): cái giá cho những điều ước
Ki Hong Lee (bên phải) vào vai cậu bạn điển trai của Clare. Ảnh: IMDb.

Đánh giá xong rồi, thế giờ chốt lại là có nên xem không?

Wish Upon không phải là một phim tệ, chí ít là đối với bản thân mình, bởi vì mình xem nó như một phiên bản copy của Final Destination (tức là chỉ có chết người kiểu tai nạn, không có ma quỷ gì hết). Nhất là khi after credit của phim tiết lộ một chi tiết khá thú vị về cậu bạn của Clare, khiến cho nhiều người nghĩ rằng phim sẽ có phần tiếp theo. Với những bạn nào muốn xem phim ma thực sự, thì Wish Upon không phù hợp với bạn, tốt nhất bạn hãy đợi đến giữa tháng 8, em Beo (Annabelle phần 2) sẽ trở lại và đó mới là phim phù hợp với các bạn muốn thử cảm giác coi phim ma.

Review phim Chiếc Hộp Ma Quái (Wish Upon): cái giá cho những điều ước

Tìm hiểu thêm: Review phim Đừng Gọi Anh Là Bố! – Dễ thương, ngọt ngào và đầy tình thương

Review phim Chiếc Hộp Ma Quái (Wish Upon): cái giá cho những điều ước
Review phim Chiếc Hộp Ma Quái (Wish Upon): cái giá cho những điều ước
Review phim Chiếc Hộp Ma Quái (Wish Upon): cái giá cho những điều ước
Review phim Chiếc Hộp Ma Quái (Wish Upon): cái giá cho những điều ước

>>>>>Xem thêm: Review nhanh phim Thám Tử Lừng Danh Conan: Kẻ Hành Pháp Zero

Vé Wish Upon.

After credit: Ryan đào một chiếc hố định chôn chiếc hộp, thế nhưng không hiểu sao anh ta lại cầm nó lên, nhìn thấy dòng chữ “7 điều ước” và ôm chiếc hộp vào người.

Wish Upon (Chiếc Hộp Ma Quái)

Nội dung – 6

Diễn viên và diễn xuất – 7

Âm thanh, hình ảnh, kỹ xảo – 6

6.3

BÌNH THƯỜNG

Diễn biến phim dễ đoán, kỹ xảo hình ảnh và âm thanh không có gì nổi trội.

MUA VÉ


User Rating:
1.25
( 3 votes)



Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *