Mình Ơi, Xin Đừng Qua Sông – Ngập tràn sự tươi đẹp của tình yêu

Mình Ơi, Xin Đừng Qua Sông – Ngập tràn sự tươi đẹp của tình yêu

Mình Ơi, Xin Đừng Qua Sông (My Love, Don’t Cross That River) là đoạn cuối trong câu chuyện tình dài 75 năm của ông bà Jo Byeong-man và Kang Kye-yeol ở Hàn Quốc. Đây là một câu chuyện có thật, và những gì bạn xem trên phim không phải là diễn, đó là những giây phút hạnh phúc bên nhau cuối đời của cụ ông và cụ bà.

Mình Ơi, Xin Đừng Qua Sông – Ngập tràn sự tươi đẹp của tình yêu

Poster phim Mình Ơi, Xin Đừng Qua Sông

Tựa phim tài liệu này đã làm nổi bật lên giá trị chân thật và đầy nhân văn về định nghĩa của tình yêu từ những điều phi thường nhỏ bé. Những người trẻ vẫn thường suy nghĩ tình yêu là những buổi hẹn hò đi xem phim, cùng nhau nhâm nhi bữa tối hay quấn chăn ôm ấp nhau trong khi ngoài trời đang tuôn mưa. Vậy còn tình yêu của những cụ ông, cụ bà thì sẽ ra sao nhỉ? Đó chính là điều bạn sẽ nhận ra sau khi xem phim xong. Không chỉ dừng lại ở việc lấy đi nước mặt của bạn mà phim còn giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm của yêu thương đúng nghĩa. Thước phim tài liệu gắn liền với câu chuyện thật của ông bà Jo Byeong-man và Kang Kye-yeol sẽ mang đến cho chúng ta chuyến du hành tương lai về một tình yêu răng long đầu bạc mà ai cũng từng mơ ước.

Bạn đang đọc: Mình Ơi, Xin Đừng Qua Sông – Ngập tràn sự tươi đẹp của tình yêu

Mình Ơi, Xin Đừng Qua Sông – Ngập tràn sự tươi đẹp của tình yêu

Một cảnh trong phim

Cứ ngỡ chỉ có tình yêu tuổi trẻ mới có những giây phút vui đùa thoải mái, nào ngờ cặp đôi gần trăm tuổi vẫn té nước vào nhau, ném tuyết, hay tung lá khô đùa giỡn giữa núi rừng hùng vĩ. Xem cái cách mà 2 cụ dành tình cảm cho nhau mới thấy tình yêu của họ vẫn mặn nồng như thuở đôi mươi cho dù cụ ông đã gần 100 và cụ bà thì năm nay cũng ngót nghét 80 rồi. Thay vì sáng mua 5 nghìn xôi, tối 2 nghìn trà đá thì họ nấu cơm và thưởng thức những món ăn truyền thống bên nhau. Bên bàn ăn, tiếng cười chẳng lúc nào ngớt.

Không biết có bao nhiêu lần chúng ta chọn cãi vã nhau chỉ để giành phần thắng đối với người mình yêu. Nhưng thay vì to tiếng sao mình không thể nhịn nhường nhau một vài chuyện để cùng vui cười cùng nhau? Bà Kang Kye-yeol đã từng chia sẻ: “Ông ấy chẳng bao giờ chê cơm tôi nấu. Cho cái gì cũng khen ngon. Hôm nào đồ ăn ngon thật thì ăn nhiều, không ngon thì ăn ít”. Rõ ràng trong tình yêu, cả hai đều có thể thấu hiểu được nhau nhưng không phải ai cũng có thể nhường nhịn nhau đúng lúc. Một tình yêu “đầu bạc răng long” cảm thông và nhường nhịn chính là con đường đưa cả hai đi đến hạnh phúc.

Tìm hiểu thêm: Review phim Insidious: The Last Key – Câu chuyện hấp dẫn nhưng cái kết hụt hẫng

Mình Ơi, Xin Đừng Qua Sông – Ngập tràn sự tươi đẹp của tình yêu
Cụ ông gần trăm tuổi nhưng vẫn minh mẫn

Chúng ta của những năm tháng tuổi trẻ thật khó để hiểu rõ được thế nào là yêu. Mãi cho sau này, khi trải đủ nhiều, hiểu đủ sâu về tình yêu, nó vẫn là một khái niệm dễ tin nhưng mình sẽ không còn hoài nghi nhiều về nó nữa. Lúc đó, tình yêu không còn là yêu nhau nữa. Nó là thương nhau. Thương nhau một cách bình yên và phi thường. Và khi những cảnh quay cuối cùng dần khép lại, lúc bà Kang nói: “Em về nhé, mình ơi…” thì cũng là lúc khán giả cảm nhận rõ nhất thương nhau là như thế nào. Hãy trân trọng người thương mình các bạn nhé.

Mình Ơi, Xin Đừng Qua Sông


Mình Ơi, Xin Đừng Qua Sông – Ngập tràn sự tươi đẹp của tình yêu

>>>>>Xem thêm: Review phim Status Update (Ứng Dụng Vi Diệu) – phim học đường cho tuổi teen

7.3

Nội dung


7.0/10

Diễn viên và diễn xuất


7.5/10

Âm thanh, hình ảnh, kỹ xảo


7.5/10

Ưu

  • Âm thanh chân thật
  • “Diễn xuất” tự nhiên
  • Nội dung cảm động


MUA VÉ

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *