Review phim Đảo Địa Ngục: bức tranh hỗn loạn và đau thương trong thời chiến

Review phim Đảo Địa Ngục: bức tranh hỗn loạn và đau thương trong thời chiến

Đảo Địa Ngục (The Battleship Island) mang đến cho bạn một bức tranh của sự hỗn loạn trong chiến tranh, trong cảnh cùng cực mà hơn 400 người dân Triều Tiên phải chịu đựng sự bóc lột trong thời kỳ Nhật Bản đô hộ nước này.

Nội dung phim

Một thời kỳ đen tối trong Thế chiến II sẽ được đạo diễn Ryu Seung-wan “vẽ” lại một cách chân thực, đầy hỗn loạn, đau thương và mất mát. Bộ phim Đảo Địa Ngục lấy bối cảnh vào năm 1945, khi Thế chiến II sắp kết thúc, hơn 400 người dân Triều Tiên đã bị quân Nhật bắt làm phu dịch khai thác than trên đảo Chiến Hạm (đảo Hashima). Dù là người lớn hay trẻ em, là đàn ông hay phụ nữ thì cũng đều bị lừa lên hòn đảo này nhằm giúp phe Nhật khai thác than. Đàn ông và trẻ em trai thì bị buộc phải làm việc trong những hầm mỏ chật hẹp, không có đồ bảo hộ, nguy hiểm luôn tiềm tàng bởi vì mỏ khai thác đã bị đào sâu xuống 1000m dưới mực nước biển, bất cứ lúc nào hỏa hoạn hoặc tai nạn sập hầm cũng có thể xảy ra. Còn phụ nữ và trẻ em gái thì bị bắt vào các nhà chứa để giải khuây cho lính Nhật, chị em nào không đạt tiêu chuẩn thì sẽ bị đẩy sang làm người giúp việc cho quan lại trên đảo.

Bạn đang đọc: Review phim Đảo Địa Ngục: bức tranh hỗn loạn và đau thương trong thời chiến

Tất cả tiền lương đều bị trừ vào chi phí ăn ở, dụng cụ được cấp phát, và nếu có dư chút tiền thì cũng bị bọn tham ô trên đảo biển thủ luôn. Tệ hơn, tiền đền bù cho gia đình có nạn nhân bị thiệt mạng, hay những khoảng tiền cấp cho người bị thương cũng bị thâu tóm sạch sẽ. Và tất nhiên, cuộc sống của những phu dịch trên đảo địa ngục chẳng khác gì địa ngục trần gian cả, nhà trọ tồi tàn, ăn uống bẩn thỉu, ai có tiền thì đút lót để được làm quản lý, còn không thì cứ to xác là ổn, lúc đó chỉ cần đánh bẹp dí tên quản lý cũ là bạn sẽ lên chức.

Diễn viên và diễn xuất

Trong phim, nam diễn viên trẻ Song Joong Ki vào vai một người hùng cứu thế. Một mình anh lãnh đạo hơn 400 người khác trốn thoát khỏi hòn đảo địa ngục (Hashima), chi tiết này theo Khen Phim thấy có vẻ hơi…vô lý một xíu. Những gì anh này diễn trong phim đa số là cảnh la hét, chỉ đạo, vài câu thoại đơn sơ cùng những cảnh động đâm chém không thương tiếc ở cuối phim. Trai đẹp So Ji Sub thì lại có một vai diễn không mấy ấn tượng trong Đảo Địa Ngục, việc sử dụng cơ bắp hay khuôn mặt điển trai để bù lại cho khâu diễn xuất cũng hoàn toàn không có. So Ji Sub trong Đảo Địa Ngục tuy có cởi trần đóng khố, để lộ cơ thể cường tráng nhưng sẽ chẳng mấy ai để ý cả, và điều đó cũng chẳng đóng góp gì nhiều cho bộ phim này.

Review phim Đảo Địa Ngục: bức tranh hỗn loạn và đau thương trong thời chiến

Poster Đảo Địa Ngục.

Hai nhân vật khác được chú ý hơn và lấy được nước mắt khán giả là Gang Ok (Hwang Jung Min) và cô con gái Soo Hee (Kim Soo Ahn vào vai). Gang Ok là trưởng một ban nhạc khá nổi tiếng lúc bấy giờ, cô con gái cũng thừa hưởng khả năng âm nhạc từ bố nên có giọng hát khá hay, hai cha con cùng những người khác trong ban nhạc tuy đã cố gắng hết mức những cũng chẳng thể nào thoát khỏi đảo địa ngục ngay khi họ nhận ra nơi họ đến không như là mơ. Vừa là nhạc trưởng giỏi, vừa là một người cha tốt, diễn viên Hwang Jung Min đã hoàn thành xuất sắc vai diễn của mình, để lại trong lòng khán giả những trăn trở suy tư về tình phụ tử. Jung Min đã phối hợp ăn ý với cô bé Kim Soo Ahn ở những phân cảnh cuối phim khiến khán giả không thể nào cầm được nước mắt.

Tìm hiểu thêm: Review phim Consecration (Thánh Vật Của Quỷ)

Review phim Đảo Địa Ngục: bức tranh hỗn loạn và đau thương trong thời chiến
Cô bé Soo Hee (Kim Soo Ahn vào vai) mang lại cho khán giả nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau.

Âm thanh, hình ảnh và kỹ xảo

Với việc sử dụng tới gần 66000 mét vuông đất để tái hiện lại hơn 65% quy mô của hòn đảo Hashima đã khiến Đảo Địa Ngục là một trong những bộ phim Hàn Quốc được đầu tư hoành tráng và công phu nhất. Từng khu nhà ở, từng song cửa cho đến cảnh vật trên đảo đều được phủ một tông màu khá u ám, phù hợp với bối cảnh của bộ phim. Điều này chắc chắn là ý đồ của nhà sản xuất vì ngay cả logo của các công ty tham gia vào quá trình sản xuất và phát hành phim cũng đều được “đen trắng hóa”, mang lại cảm giác cũ kỹ, xa xưa và đầy bi thương trên hòn đảo ấy. Một vài chi tiết về cháy nổ có thể chưa được hoàn thiện lắm, tuy nhiên chúng cũng không quá thô, và những chi tiết khác như phần âm nhạc cũng sẽ bù đắp cho thiếu sót đó.

Review phim Đảo Địa Ngục: bức tranh hỗn loạn và đau thương trong thời chiến

>>>>>Xem thêm: Review phim American Assassin (Sát Thủ Kiểu Mỹ): kỹ xảo hoành tráng, diễn viên miễn chê

Cảnh phu dịch nhận phòng trọ trước khi khai thác than trên đảo địa ngục.

Không chỉ được đầu tư về mặt âm thanh và hình ảnh, âm nhạc trong Đảo Địa Ngục chắc chắn sẽ được nhiều người đánh giá rằng đây là một phần không thể tách rời của phim. Đôi mắt sẽ thấy cay cay, hay sụt sùi khóc khi nghe những giai điệu được ngân lên ở cuối phim. Vâng chính những giai điệu ấy đã làm tăng thêm sự đau buồn cho bộ phim, làm cho khán giả phải rơi nước mắt vì xúc động khi xem những giây phút mà người dân Triều Tiên cố gắng thoát khỏi hòn đảo địa ngục.

Không thể bàn cãi gì nữa, Đảo Địa Ngục (The Battleship Island – 군함도) sẽ là một bộ phim mà bạn nên xem, à không, chắc chắn phải xem. 132 phút ngồi trong rạp sẽ làm bạn cảm nhận được nỗi đau mà những người dân bị bắt đi làm phu dịch phải trải qua. Bỏ qua những sai sót về sự kiện lịch sử (nếu có) thì Đảo Địa Ngục là một bộ phim chất tới từng đồng tiền vé.

Đảo Địa Ngục (The Battleship Island)

Nội dung – 7.5

Diễn viên và diễn xuất – 8.5

Âm thanh, hình ảnh, kỹ xảo – 8

8

HAY

Đảo Địa Ngục là bộ phim chất tới từng đồng tiền vé.

MUA VÉ


User Rating:
4.49
( 4 votes)



Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *