Operation Red Sea (tựa Việt: Điệp Vụ Biển Đỏ/Chiến Dịch Hồng Hải) là bộ phim dựa trên câu chuyện có thật của đội đặc nhiệm Giao Long thuộc hải quân Trung Quốc. Nếu bạn đã quá quen với kiểu phim Mỹ mà trong đó nước Mỹ luôn được đề cao, lính thì mạnh còn hơn cả siêu nhân thì khi xem Điệp Vụ Biển Đỏ bạn sẽ cảm nhận được sự chân thật hơn trong từng giây từng phút.
Sau khi giải cứu thành công một tàu chở hàng bị bọn hải tặc cướp ngoài khơi Somalia, hải quân Trung Quốc được lệnh cử người đến giải cứu kiều bào ở một đất nước đang xảy ra nội chiến tranh giành quyền lực. Nếu chỉ có thâm nhập và giải cứu người dân thì phim sẽ chẳng có gì để nói, bởi nhiệm vụ đó sẽ tương đối dễ dàng, tuy nhiên khi mà bên trong đất nước xa lạ kia đang có một đội quân khủng bố sẵn sàng hất cẳng bất kỳ ai dám xâm phạm đến những nơi chúng đã chiếm đóng. Trước tình thế căng thẳng đó, những người lính biển phải tiến hành đổ bộ lên đất liền, thực hiện chiến dịch giải cứu người dân Trung Quốc.
Bạn đang đọc: Review phim Điệp Vụ Biển Đỏ – Khi hải quân Trung Quốc bị “đập” te tua
Điệp Vụ Biển Đỏ cuốn hút khán giả ngay từ khi chiến dịch đổ bộ lên đất nước kia bắt đầu, chứ còn đoạn giải cứu tàu bị hải tặc cướp thì quá bình thường, không bằng một góc của bộ phim đình đám Captain Phillips. Thường thì trong những bộ phim thế này, các nhà làm phim sẽ thần thánh hóa nhân vật lên, ban cho họ sức mạnh “siêu nhiên”, chiến thắng của súng đạn; nhưng không, trong bộ phim này bạn sẽ được chứng kiến những người lính bị quân khủng bố “đập” tơi bời, te tua, tan tành luôn. Tính kịch tính và sự gay cấn của mạch phim cũng được hỗ trợ phần nào bởi diễn xuất xuất thần của dàn diễn viên Hoa ngữ, mang đến những giây phút trọn vẹn về cảm xúc cho người xem.
Cái hay của phim là lột tả được sự khốc liệt và tàn nhẫn của cuộc chiến, và sẵn nói đến đây thì Khen Phim xin dành luôn một lời khen ngợi dành cho những người đã tạo hiệu ứng khói lửa, hóa trang cũng như nhóm làm kỹ xảo hình ảnh. Họ đã làm rất tốt công việc của mình, làm cho khán giả hoang mang và sợ hãi mỗi khi bom rơi, súng nổ. Chưa hết, việc hóa trang và tạo dựng cảnh xác chết, những người bị thương nằm la liệt khắp nơi với thân thể dập nát, tay chân đứt lìa, máu chảy đầm đìa được đầu tư khá công phu, mỗi lần nhìn vào những cảnh đó là bạn sẽ cảm thấy thốn thốn và ớn lạnh, thậm chí cảm thấy sự đau đớn mà họ đang gánh phải. Cũng do có quá nhiều cảnh máu me nên khi trình chiếu ở Việt Nam thì phim bị cắt rất nhiều cảnh, các cảnh này bị cắt ngang theo kiểu vội vàng, không trau chuốt nên vô tình đã làm tụt đi một phần cảm xúc của khán giả.
Tìm hiểu thêm: Review phim 7 Thi Thể – Khi tội phạm là “kèo trên”
Dù nội dung hấp dẫn, tình tiết lôi cuốn, kỹ xảo tốt nhưng không hẳn là Điệp Vụ Biển Đỏ không có điểm yếu. Điểm mạnh chính là kỹ xảo, và điểm yếu cũng chính là nó, ở một số ít cảnh chiến đấu thì hiệu ứng cháy nổ nhìn hơi ảo. Âm thanh cũng chưa được đầu tư đúng mức khi chưa thể hiện được sự khủng khiếp của chiến tranh, chỉ cần tăng mỗi loại tiếng động thêm một chút thôi là mọi thứ sẽ khác hẳn, bởi vì khi hiệu ứng âm thanh vòm đã được làm tốt, thì âm lượng lớn sẽ khiến khán giả cảm nhận phim tốt hơn.
Với bản chiếu rạp ở Việt Nam, phụ đề sẽ là song ngữ Anh- Việt, tiếng Anh ở dòng dưới, tiếng Việt ở dòng trên. Có lẽ vì vội vàng hoặc làm ẩu nên phụ đề song ngữ của Điệp Vụ Biển Đỏ bị đồng nhất màu giữa 2 ngôn ngữ. Thường bạn sẽ thấy phụ đề Việt một màu, phụ đề Anh một màu, nhưng với phim này thì cả 2 loại ngôn ngữ trên đều được để màu trắng, rất dễ gây nhầm lẫn khi đọc, nhất là khi tiết tấu của phim nhanh lên, thoại cũng dày hơn. Đoạn cuối có dòng chữ South China Sea thì ko thấy dịch, không hiểu vì sao. Theo mình thì có 2 hướng dịch: Biển Hoa Nam (biển ở phía nam của Trung Quốc, giống như là Ấn Độ Dương vậy đó), hoặc là Biển Đông.
>>>>>Xem thêm: Review phim Rolling To You (“Lăn” Đến Bên Em) – Nhẹ nhàng và lãng mạn kiểu Pháp
Điệp Vụ Biển Đỏ
Nội dung – 7
Diễn viên và diễn xuất – 7
Âm thanh, hình ảnh, kỹ xảo – 7.5
7.2
HAY
Bạn nên xem phim này, cho dù KP nghĩ phim này làm ra là để phô diễn sức mạnh quân sự của TQ.
MUA VÉ
User Rating:
2.73
( 3 votes)