Review phim Ready Player One (Đấu Trường Ảo) – Rợn người với âm thanh!

Ready Player One (tựa Việt: Đấu Trường Ảo) thực sự đã làm rất tốt những gì mà khán giả kỳ vọng sau khi xem trailer. Với việc xây dựng cốt truyện kiểu mới, kết hợp cuộc sống thực và ảo trên máy tính, bộ phim đã làm cho Khen Phim quên đi thời gian, hoàn toàn không phải liếc mắt vào đồng hồ xem mấy giờ rồi, cơ bản là vì phim đủ sức hấp dẫn để khiến mọi người dán chặt mắt vào màn ảnh với 2 giờ 20 phút thời lượng.

Video review:

Bạn đang đọc: Review phim Ready Player One (Đấu Trường Ảo) – Rợn người với âm thanh!

Nội dung phim

Vào năm 2045, khi phân hóa giàu nghèo trở nên rõ ràng hơn, người nghèo thì sống trong khu ổ chuột, còn người giàu thì giống trong xa hoa. Nhưng dù là bất kỳ ai thì con người thời đó cũng sẽ sống ảo vô đối với trò chơi VR OASIS. Người ta có thể mang một danh tính khác, một giới tính khác, hoặc đơn giản là họ vào thế giới ảo để làm những gì mà họ không thể làm ngoài đời thực. Cậu thanh niên Wade cũng không thể thoát khỏi sự hấp dẫn của OASIS, những món vật phẩm trong game luôn là thứ là cậu ta muốn có được.

Review phim Ready Player One (Đấu Trường Ảo) – Rợn người với âm thanh!

Poster phim Ready Player One

Khi người sáng tạo ra OASIS qua đời, một video được tung ra tự động nói rằng bất kỳ ai tìm ra Easter Egg (Trứng Phục Sinh & VR – tìm hiểu thêm ở link này) thì sẽ nắm toàn quyền điều khiển game, đồng thời sở hữu khối tài sản kếch xù của lập trình viên đã tạo ra trò chơi đó. Thế giới bắt đầu náo loạn khi ai cũng muốn tìm ra Trứng Phục Sinh và chiếm quyền điều khiển game cũng như trở nên giàu có. Sự việc trở nên rắc rối khi Wade và nhóm bạn của cậu ta vô tình tìm ra những chiếc chìa khóa dẫn đến nơi giấu Trứng Phục Sinh, lúc này tập đoàn IOI nhanh chóng cử người săn lùng Wade hòng cướp lấy quyền sở hữu game.

Đây là một cốt truyện mới, lấy việc thế giới ảo có thể chi phối hành động của con người trong thế giới thật ra sao. Mạch phim chuyển biến theo chiều hướng tăng dần từ đầu đến cuối, và cũng có những cao trào nhẹ (chưa đạt đỉnh), đồng thời những tựa game cổ điển cũng được đưa vào, làm cho Ready Player One vừa hiện đại lại vừa mang cái gì đó cổ xưa.

Diễn viên và diễn xuất

Ready Player One dài 2 giờ 20 phút, và trên trailer bạn thấy đa số các diễn viên là người trẻ nên chắc chắn nhiều người sẽ có tâm lý lo ngại cho diễn xuất của họ. Thật may khi phần lớn nội dung phim sẽ diễn ra trong thế giới ảo, nơi mà những nội dung bạn xem được dựng bằng máy tính chứ không phải là người đóng. Như vậy gánh nặng diễn xuất cho diễn viên sẽ bớt đi phần nào, khi giờ đây họ chỉ cần thể hiện cảm xúc qua thoại mà thôi, việc này sẽ dễ dàng hơn nhiều so với khi phải diễn xuất qua hình thể. Về tổng thể thì phần thoại ổn, và nếu có gì đó không ổn thì bạn cũng khó nhận ra được bởi vì phần kỹ xảo choáng ngợp và âm thanh ấn tượng đã che lấp hết đi những điểm yếu trong giọng nói của diễn viên.

Review phim Ready Player One (Đấu Trường Ảo) – Rợn người với âm thanh!

Một phần thế giới ảo trong phim Ready Player One

Nhân vật phản diện trong Ready Player One có vẻ ngoài hơi khù khờ và không được nhanh nhạy cho lắm, dễ bị lừa và thậm chí hắn còn chẳng thể nhớ nổi mật khẩu truy nhập vào thế giới ảo nữa cơ. Đây cũng chính là “hạt sạn” trong tựa phim này bởi vì một kẻ như vậy lại có thể điều hành cả một tập đoàn to lớn?

Âm thanh, hình ảnh, kỹ xảo

Nếu bạn chưa biết gì về thực tế ảo (VR – virtual reality) thì chắc hẳn sau khi coi xong Ready Player One, bạn sẽ muốn trải nghiệm thử cảm giác sống trong thế giới ảo xem thế nào. Những gì mà bộ phim này thể hiện qua khâu hình ảnh không phải là xuất sắc, nhưng cũng đã đạt tới mức tốt, đủ để thuyết phục khán giả rằng Ready Player One được đầu tư nghiêm túc trong việc dựng kỹ xảo. So với đồ họa VR của các ứng dụng hiện nay thì đồ họa trong phim tốt hơn rất nhiều, các chi tiết như khuôn mặt hay hình thể nhân vật ảo được thể hiện chi tiết, rõ ràng. Khung cảnh trong OASIS cũng được thể hiện ảo diệu chả thua kém gì đồ họa trong các tựa game cao cấp (không có VR) của năm 2018. Còn những cảnh ngoài đời thực, bạn sẽ thấy hình ảnh trông hơi cũ kỹ và giống với những bộ phim của thế kỷ trước, điều này có thể là vì trong thế giới ảo thì bộ phim có nhắc đến những nhân vật nổi tiếng trong làng nhạc pop những năm 1980 – 1990 như Iron Giant (1999), Akira (1988)… nên ở thế giới thực mọi thứ cũng phải hoài cổ một xíu chăng?

Tìm hiểu thêm: Review phim Xe Cấp Cứu (Ambulance): Không thể rời mắt!

Review phim Ready Player One (Đấu Trường Ảo) – Rợn người với âm thanh!
Ready Player One

Thế nhưng điểm ăn tiền nhất của Ready Player One chính là phần âm thanh, bao gồm cả âm nhạc và tiếng động. Âm nhạc mỗi lần nổi lên là lại “xuất hiện” từ một góc khác nhau trong phòng chiếu, Khen Phim cảm thấy khá ấn tượng với kiểu “bắn” nhạc như thế này. Có thể là phía sau bên trái, phía trước bên trái, hoặc từ đằng sau lưng, sau đó tiếng nhạc dần lan ra các vùng lân cận, cuối cùng là bao trùm cả phòng chiếu với những tiết tấu nhanh, dồn dập, rất hợp với các cảnh chiến đấu trong phim. Mỗi lần nổi nhạc là nỗi lần bạn sẽ cảm thấy như có một dòng điện chạy khắp người, một cảm giác rất đã mà ít phim nào mang lại được.

Bổ sung và trợ lực cho phần âm nhạc chính là tiếng động, vâng, với một phim như thế này thì tiếng động phải làm sao thật chân thực, sống động, mạnh mẽ và có thể “uy hiếp” được khán giả thì mới gọi là thành công. Rất may, Ready Player One được chăm chút kỹ tới từng tiếng động một, khi tiếng xe va phải vật cản, tiếng gầm của Kong cho đến âm thanh tạo ra khi cánh cửa bị đóng lại. Phim được mix âm thanh theo kiểu Dolby Atmos và hôm nay Khen Phim xem ở phòng số 1 (to nhất) ở CGV Sư Vạn Hạnh, không biết phòng này có lắp hệ thống âm thanh Atmos hay không nhưng Khen Phim thấy số lượng loa rất nhiều ở khắp phòng, trải nghiệm âm thanh cũng vì vậy mà chi tiết và mang tính định hướng cao hơn rất nhiều. Chỉ tiếc một điều là âm lượng chưa đủ lớn để làm khán giả “lên đồng”, chỉ cần mức âm lượng nhích lên thêm 10% nữa thôi là mọi thứ sẽ tuyệt vời hơn.

Review phim Ready Player One (Đấu Trường Ảo) – Rợn người với âm thanh!

>>>>>Xem thêm: Review phim Kế Hoạch Đào Tẩu 2: Địa Ngục: nhịp phim chậm, nội dung hời hợt

Vé xem phim Ready Player One

Vậy có nên xem Ready Player One hay không?

Câu trả lời là CÓ. Bạn nên xem phiên bản 4DX bởi vì phim có rất nhiều cảnh chiến đấu, cháy nổ trong OASIS. Với những bạn muốn trải nghiệm game VR thì có thể mua kính VR về sử dụng với điện thoại, hoặc đến quán Cafe Thực Tế Ảo ở số 8 Hoàng Hoa Thám, phường 7, quận Bình Thạnh, TPHCM để được trải nghiệm miễn phí (chơi game miễn phí, nhưng phải gọi nước) các tựa game VR và cảm giác hòa mình vào thế giới ảo. Bạn có thể xem qua video mà admin Khen Phim đã trải nghiệm tựa game bắn súng trong vũ trụ tại quán cà phê này:

Xem thêm clip trải nghiệm clip ngắn về phim kinh dị IT với kính VR dành cho điện thoại:

Ready Player One

Nội dung – 7.5

Diễn viên và diễn xuất – 7

Âm thanh, hình ảnh, kỹ xảo – 8.5

7.7

HAY

Bạn nên xem phiên bản 4DX bởi vì phim có rất nhiều cảnh chiến đấu, cháy nổ trong OASIS

MUA VÉ


User Rating:
4.7
( 1 votes)



Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *