Tiền Đen (Money/돈) mở ra mảng tối của thị trường chứng khoán với hàng loạt chiêu trò của những ông chủ lắm tiền cho đến những nhân viên môi giới đầy ma mãnh. Họ cùng nhau kiếm tiền với số lợi nhuận khủng khiếp lên tới hàng chục triệu đô. Với lợi nhuận như vậy, liệu có mấy người sẽ đủ dũng cảm mà từ chối?
Bạn đang đọc: Review phim Tiền Đen – Mảng tối của thị trường tài chính
Tiền Đen xoay quanh một anh chàng môi giới bình thường, lại còn không rành cách giao dịch nên ngay từ lần đầu vào lệnh, anh ta đã bị khách chửi, sếp la chỉ vì nhầm lệnh BÁN thành lệnh MUA. Thế là với việc ngáo ngơ đó, anh ta luôn xếp bét bảng khi nói đến số hoa hồng kiếm được mỗi ngày. Thế rồi một ngày nọ, có anh đồng nghiệp kia bày cho cách kiếm thật nhiều tiền mà chẳng cần nhọc công. Hiển nhiên ngồi mát mà ăn bát vàng thì đa phần là phải dấn thân vào con đường tội lỗi, và tiền đó chắc chắn bẩn rồi. Thế nhưng khi lợi nhuận lên từ hàng trăm ngàn đô lên tới hàng chục triệu đô, anh chàng môi giới nhà quê ngày nào giờ đã trở nên mờ mắt, miễn là thủ tiêu bằng chứng đúng như lời “ông trùm” (trong phim dịch là Lệnh Bài) thì sẽ vẫn ung dung sống, tiền tiêu không hết, nay cặp với em này, mai cặp với em kia.
Nhưng mà với cách chơi dơ để kiếm tiền, cả anh chàng môi giới và Lệnh Bài nhanh chóng bị Sở Thanh Tra Tài Chính để mắt tới và mở cuộc điều tra nhắm vào 2 người này. Và phim bắt đầu hấp dẫn từ đây, với những màn lật mặt đỉnh cao, nhất là khúc cuối. Do đây là một phim xoáy sâu vào thị trường chứng khoán, thuật ngữ tá lả từ cổ phiếu, bán khống, bắt đáy,… nên bạn cần một chút am hiểu thì mới có thể thấy được cái hay và sự khôn lỏi của chàng giao dịch viên và ông trùm. Nếu bạn đã từng chơi các “món” như chứng khoán, forex hay tiền mã hóa (cryptocurrency) thì chắc chắn sẽ phải thán phục cách mà những nhân vật trong phim có thể kiếm tiền, mặc dù những cách này phi pháp.
Khúc đầu của phim có vẻ hơi làm khán giả hụt hẫng khi mạch phim vừa lên cao, nhạc chỉ mới nổi lên chút xíu thì đã chuyển sang cảnh khác nhẹ nhàng hơn, kiểu như cảm xúc bị dập tắt đột ngột vậy. Nhưng mà càng về sau thì Tiền Đen càng chứng tỏ được mức độ hấp dẫn của mình mỗi khi tiếng chuông báo mở cửa/đóng cửa thị trường vang lên. Cùng với đó, mỗi lệnh giao dịch thành công thì máy tính sẽ phát âm báo, mà người môi giới trong phim chơi một lần toàn mấy chục triệu đô nên tiếng báo khớp lệnh hòa quyện với nhạc phim tạo nên cảm giác căng thẳng và hồi hột tột độ. Rồi khi nhân vật giao dịch thành công, khán giả cũng sẽ cảm nhận được sự sung sướng, giống như vừa mua được một mã ở đáy, vài phút sau nó tăng phi mã và bạn đã chốt lời kịp thời vậy.
Tìm hiểu thêm: Tóm tắt tập 32 “Sống chung với mẹ chồng”: Vân từ chối tình cảm của Sơn
Dàn diễn viên trong phim thì đỉnh khỏi nói, với sự tham gia của Ryu Jun-yeol trong vai môi giới chứng khoán, Yoo Ji-tae trong vai Ticket Man (Lệnh Bài), Jo Woo-jin vai thanh tra tài chính. Mỗi người đều có cái hút riêng trong diễn xuất. Yoo Ji-tae (vai Lệnh Bài) đẹp trai lồng lộn dù đã ở tuổi 43, nét mặt của diễn viên này thực sự đã thể hiện được những cái từng trải, những mưu mẹo và đồng thời toát lên được sự tinh ranh của một tên tội phạm tài chính. Trong khi đó Ryu Jun-yeol lại diễn rất tốt mặc dù vai của anh này hơi khó, đầu phim cần thể hiện được sự ngoan ngoãn, biết nghe lời sếp, nhưng sau cùng thì lại lộ ra bản chất thật với hàng tá “nghiệp vụ” khiến cả thanh tra và Lệnh Bài đều đề phòng. Jo Woo-jin cũng đã tung hứng rất ăn ý với bạn diễn để làm nổi bật lên một vị thanh tra kiên nhẫn, luôn theo vụ án đến cùng chứ không hề nản chí mà bỏ cuộc giữa chừng.
Tiền Đen chính là bộ phim tuyệt vời để bạn xem cuối tuần này, nhưng với điều kiện mà bạn phải là người hiểu về chứng khoán hoặc là người trong các “ngành” như forex, tiền mã hóa thì mới có thể hiểu phim được.
>>>>>Xem thêm: Review phim kinh dị Lời Nguyền (The Grudge)
Money
Nội dung – 7.5
Diễn viên và diễn xuất – 8
Âm thanh, hình ảnh, kỹ xảo – 7.5
7.7
HAY
“Tiền nhiều để làm gì?”
MUA VÉ
User Rating:
4.48
( 2 votes)