Mất Tích Ở Berlin (Berlin Syndrome): câu chuyện đơn giản

Mất Tích Ở Berlin (Berlin Syndrome): câu chuyện đơn giản

KhenPhim.com – Mất Tích Ở Berlin (tên gốc: Berlin Syndrome) có câu chuyện cực kỳ đơn giản, Clare – một nữ nhiếp ảnh người Úc đi du lịch tới Berlin (Đức), ở đây cô nàng được ngắm nhìn cuộc sống thường nhật của người dân, và đồng thời cũng “cảm nắng” một anh chàng giáo viên tiếng Anh điển trai – Andi. Cả hai đã có những giây phút ân ái mặn nồng bên nhau tại nhà Andi, tuy nhiên, đằng sau những giây phút đầy khoái cảm đó lại là một cái bẫy được giăng ra từ trước.

Bạn đang đọc: Mất Tích Ở Berlin (Berlin Syndrome): câu chuyện đơn giản

Sau khi xem xong phim này thì mình cảm thấy nó cũng có cái gì đó giống như Get Out, phần đầu chậm chậm, dẫn chuyện từ từ để không làm khán giả choáng. Rồi sau đó, mọi thứ hay nhất, ghê rợn nhất, kịch tính nhất sẽ được dồn hết vào phần cuối phim. Có lẽ do không hợp với thể loại phim này nên mình thấy Mất Tích Ở Berlin cũng không mấy hấp dẫn, giống như Get Out vậy, một cái kết khá là dễ dàng và nhẹ nhàng cho nhân vật chính. Dù sao thì đây cũng chỉ là quan điểm cá nhân của mình thôi, nếu bạn nào thích thể loại hồi hộp như thế này thì vẫn có thể mua vé xem nha.

Mất Tích Ở Berlin (Berlin Syndrome): câu chuyện đơn giản

Andi lịch lãm nhưng cũng đầy man rợ.

Phim chỉ có 2 vai chính, một  là thầy Andi (do Max Riemelt vào vai), và cô thợ chụp ảnh xinh đẹp Clare (do Teresa Palmer). Nghía qua danh sách những phim có mặt của Teresa Palmer thì mình thấy có Lights Out (siêu phẩm tắt đèn), hay xa hơn thì có bộ phim hài kinh dị Kill Me Three Times cũng có cô này góp mặt. Quay lại với diễn xuất của Teresa và Max trong Mất Tích Ở Berlin, cả hai đều mang đến cho khán giả những phút giây hồi hộp thông qua những tình tiết phức tạp. Teresa Palmer đã rất xuất sắc trong việc thể hiện sự biến đổi của nhân vật Clare, từ một cô gái ngây thơ trong sáng mới lên thành phố, rồi những lúc mà ham muốn thể xác trỗi dậy và cho đến khi cô nhận ra rằng bản thân khó có thể tồn tại nữa. Còn Max Riemelt thì thể hiện tốt sự chững chạc của một người đàn ông, một thầy giáo đầy quyến rũ và là một người luôn biết tôn trọng cha mình.

Tìm hiểu thêm: Bàn luận về phim Chuyện Ngày Xưa Ở … Hollywood

Mất Tích Ở Berlin (Berlin Syndrome): câu chuyện đơn giản
Andi và Clare trong lúc ân ái.

Mất Tích Ở Berlin không chỉ xoáy vào nhân vật Clare, mà bộ phim còn xen vào đó là những sinh hoạt thường nhật của Andi – một kẻ bề với bề ngoài quyến rũ và trông có vẻ “lành tính” nhưng thực sự thì hắn ta là một kẻ biến thái không hơn không kém. Sự biến thái ấy còn được tô đậm thêm bởi đa số cảnh quay trong phim đều u ám, hơi tối, căn hộ của Andi cũng nằm trong một khu nhà bỏ hoang chẳng mấy ai thèm lui tới.

Khác với những bộ phim kinh dị cùng thể loại, Mất Tích Ở Berlin không chỉ có những cảnh căng thẳng, mà ngoài ra còn được nhấn mạnh sự cô đơn, sợ hãi, trống trải của Clare thông qua những phân cảnh nhẹ nhàng, kéo nhịp phim dài ra nhằm làm cho khán giả “thấy” được cảm giác bị giam cầm của Clare. Ngoài ra, Khen Phim còn nhận ra rằng Mất Tích Ở Berlin ẩn chứa một thông điệp sâu xa muốn gửi tới các cô gái chàng trai: “Đừng vì mê mẩn một nụ cười duyên dáng mà trao thân cho người lạ, đời mà, nhìn vậy chứ không phải vậy”.

Mất Tích Ở Berlin (Berlin Syndrome): câu chuyện đơn giản

>>>>>Xem thêm: Review phim Yêu Nhầm Bạn Thân (Friend Zone): không quá hấp dẫn

Berlin Syndrome (Mất tích ở Berlin)

Nội dung – 6.5

Diễn viên và diễn xuất – 8

Âm thanh, hình ảnh, kỹ xảo – 7

7.2

HỒI HỘP

Phim này giống với Get Out, nhịp phim chậm ban đầu, sau đó nhanh dần, và đỉnh điểm của câu chuyện được dồn vào cuối phim.


User Rating:

Be the first one !



Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *