Fanti – tựa phim Việt duy nhất trong mùa hè năm nay ra rạp. Đây cũng là phim đầu tay của đạo diễn Andy Nguyễn, dưới sự hỗ trợ của nhà sản xuất Phan Gia Nhật Linh thông qua Công ty Anh Tễu Studio do anh sáng lập.
Lấy mặt tối của mạng xã hội làm trọng tâm, Fanti có một câu chuyện hấp dẫn để kể rất hợp thời. Trong phim, Ánh Dương (Thảo Tâm vào vai) là một diễn viên mới vào nghề nhưng lại nhận được vai chính. Cô liên tục bị một follower trên Instagram nhắn tin gây hoang mang bằng những emoji. Chưa hết, hắn còn chụp lén, gây áp lực đến những diễn viên khác để dọn đường cho sự nghiệp của Ánh Dương. Thế nhưng kẻ biến thái này không chỉ dừng lại ở đó, hắn liên tục làm phiền nữ diễn viên trẻ, khiến cuộc sống bị đảo lộn.
Bạn đang đọc: Review phim Fanti – Ý tưởng tốt, nhưng triển khai thì chưa ổn
Fanti có mở màn đầy ấn tượng, có sự giật gân, gây tò mò và có vẻ là sẽ bám vào mảng tối của mạng xã hội để dẫn khán giả đến với cao trào. Nhưng không, càng về sau thì mọi thứ càng trở nên lộn xộn, bất hợp lý và không còn đủ sức hút với người xem nữa. Có một chi tiết liên quan đến IT ngay từ đâu đó 20 phút đầu phim, nó là một màn dò tìm mật khẩu mạng xã hội có độ dài hơn 10 ký tự, quá trình này diễn ra trong chớp mắt chỉ với chiếc laptop thông thường. Với Khen Phim thì ngay từ chỗ này đã toang rồi, trong khi một siêu máy tính phải mất đến gần 1000 năm để dò hết được các trường hợp, thì laptop thông thường sẽ cần đến hơn 1800 tỷ năm, hay thậm chí máy tính lượng tử cũng phải mất hơn 70 năm. Ấy thế mà laptop lại thực hiện được quy trình này chỉ trong vài giây thì quả là ekip đã không thuê chuyên gia IT nào để cố vấn cả. Một nửa màn hình bên phải cũng đồng thời hiển thị những đoạn code cơ bản không có chức năng dò tìm mật khẩu. Hơn nữa, giả sử có cách nào đó dò được mật khẩu, thì khi đăng nhập cũng sẽ có bảo mật 2 lớp (thứ bắt buộc trên các mạng xã hội hiện nay), hoặc người chủ tài khoản sẽ nhận được cảnh báo từ ngay app mạng xã hội đó.
Tìm hiểu thêm: Review phim Alien: Covenant (Quái Vật Không Gian): hoang mang style
Sự thiếu nhất quán giữa các diễn biến cũng làm khán giả đau đầu suy nghĩ xem tại sao mọi thứ lại diễn ra vô lý như vậy. Đoạn cuối khi nhân vật của Huỳnh Đông xuất hiện được mình đánh giá là lạc quẻ, đưa vô chỉ cho đủ thời lượng chứ hoàn toàn không có vai trò gì quan trọng cả.
Dù được quảng bá là phim tập trung cho về những điểm chưa tốt của mạng xã hội, nhưng Khen Phim lại thấy yếu tố này bị chìm, ứng dụng mạng xã hội chỉ được nhắc thoáng qua như là một phương thức sống ảo và liên lạc, đồng thời nó cũng bị kẻ xấu lạm dụng để gây đảo lộn cuộc sống của người khác. Nhưng đó là vấn đề lạm dụng dịch vụ, chứ chưa hẳn là mặt tối. Nếu muốn nói tới những điểm xấu thì theo mình ít nhất nội dung phim phải tập trung hơn nữa vào điểm tiêu cực của mấy cái app.
Điểm tiếp theo mình chưa hài lòng là ở đoạn kết, nó có lật kèo, nhưng hoàn toàn không bất ngờ. Trái lại, một cảm giác lấn cấn và vô lý sẽ “ngự trị” trong đầu bạn. Đạo diễn Andy Nguyễn có chia sẻ là phim đã trải qua nhiều lần sửa kịch bản, nên có thể vì vậy là đoạn kết trở thành một khúc phim lạc lõng, chẳng ăn nhập gì với đoạn đầu cả.
Diễn xuất của Thảo Tâm cứ bị gượng, không tự nhiên. Đa phần biểu cảm khuôn mặt chỉ có một kiểu là nhăn rồi khóc. Trong khi đó, nghệ sĩ Lê Khanh – người sở hữu khả năng diễn xuất tuyệt vời thì lại được giao cho một vai không có nhiều đất diễn, nên dù có diễn tốt thì nhân vật của cô Lê Khanh thật khó có thể khỏa lấp hết được những trống trải của kịch bản.
>>>>>Xem thêm: Review phim Ruby Thủy Quái Tuổi Teen: Chấp nhận sự khác biệt là tôn trọng bản thân
Tóm lại, cá nhân mình không hài lòng lắm với Fanti, nó không phải là quá sức tệ, nó chỉ là một tựa phim chưa hoàn thiện. Mình chấm 5/10.
Fanti
Nội dung – 3
Diễn viên và diễn xuất – 6
Âm thanh, hình ảnh, kỹ xảo – 6
5
☹️
User Rating:
Be the first one !